Người trẻ phải sống bằng trí tuệ trong tình yêu và hôn nhân

Hỏi: Con và chồng con kết hôn với nhau, cuộc sống lúc đầu rất hạnh phúc. Nhưng sau anh ấy lại ăn chơi sa đọa, đi bồ bịch ở bên ngoài. Làm sao con có thể đối diện với con người bạc tình bạc nghĩa như vậy?

Hỏi: 

Kính bạch Hoà thượng! Con và chồng con kết hôn với nhau, cuộc sống lúc đầu rất hạnh phúc. Nhưng sau anh ấy lại ăn chơi sa đọa, đi bồ bịch ở bên ngoài. Làm sao con có thể đối diện với con người bạc tình bạc nghĩa như vậy? Anh ta biết những việc đó là sai trái nhưng không chịu sửa đổi. Làm sao khuyên giải anh ta được? 

Có một nguyên tắc duy nhất bảo đảm cho cuộc sống hôn nhân

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đáp: 

Đây là vấn đề rất nghiêm trọng trong xã hội hiện nay. Hiện tại, ly hôn chiếm tỷ lệ càng ngày càng cao, là một hiện tượng đáng nguy. Gia đình là một cơ cấu tổ chức để hình thành xã hội. Nếu ví xã hội là thân thể con người thì gia đình như những tế bào cấu thành nên thân thể đó. Nếu thân thể phát sinh bệnh tật, mổ xẻ thì tánh mạng rất nguy. Xã hội ngày nay loạn động, lòng người bất an, đạo đức con người xuống cấp, nguyên nhân chính là gì? 

Ngày nay, việc kết hôn đã khác xưa nhiều, nếu ngày xưa “cha mẹ quyết định việc hôn nhân, cưới gả cho con cái” thì bây giờ đi mọi việc đã đi ngược lại: tôn sùng tự do yêu đương, dẫn đến kết quả càng tệ hơn.

Ngày xưa, hiếm khi chúng ta nghe nói đến chuyện ly hôn. Điều đó có thể thấy, chế độ hôn nhân thời xưa tốt hơn bây giờ rất nhiều. Làm cha làm mẹ có thương yêu con cái không? Bổn phận làm cha mẹ có nghĩ đến hạnh phúc con cái không? Cha mẹ ai cũng thương yêu và lo nghĩ đến tương lai cho con cái nên một đời khổ nhọc nuôi dưỡng con cái, khi con đến tuổi trưởng thành thì tìm đối tượng để kết duyên thành vợ chồng. Đây chính là hạnh phúc cả cuộc đời của con mà cha mẹ nào cũng mong muốn cho con mình.

Người lớn sống bằng kinh nghiệm, trước khi làm việc gì họ cũng dùng lý trí để phán xét mọi việc. Còn lớp trẻ bây giờ thì tự do yêu đương, phần nhiều đến với nhau bằng tình cảm bồng bột của tuổi trẻ, không có sự quán xét của lý trí.

Một lần tôi đến Mỹ giảng Kinh, nghe một chuyện như thế này: Có một cặp vợ chồng nọ, sáng tổ chức đám cưới rất long trọng, chiều lại dẫn nhau ra toà ly hôn. Nguyên nhân là gì? Là đến với nhau bằng tình cảm bồng bột, không có sự suy nghĩ chín chắn, tự do yêu đương, tự do đến với nhau. Điều này nam nữ trước khi kết hôn cần phải thận trọng.

Thanh niên, tuổi trẻ phải sống bằng trí tuệ của mình. Khi làm bạn, phải có thời gian tìm hiểu từ hai năm đến năm năm, thậm chí đến mười năm, sau đó mới đi đến kết hôn.

Thời gian dài như thế đủ để tìm hiểu về cách sống đạo đức của cả hai vì hai người sống với nhau một đời, chứ không phải là chuyện sáng chiều. Việc này không chỉ đối với trách nhiệm gia đình mình mà còn liên quan đến thế hệ con cháu đời sau, xã hội, quốc gia và hoà bình của thế giới.

Vì sao sau khi kết hôn lại phát sinh ra những vấn đề không tốt đẹp để rồi đi đến đổ vỡ hạnh phúc? Vì khi yêu nhau, việc gì hai người cùng bao dung cho nhau, không hề thấy lỗi của nhau, giống như người xưa nói “Không thấy lỗi thế gian”. Nhưng khi kết hôn rồi, từ sáng đến chiều toàn thấy lỗi nhau.

Như vậy thì làm sao gia đình có được hạnh phúc? Muốn có hạnh phúc trong gia đình thì phải luôn thấy những ưu điểm của nhau, nếu thành viên nào có điều gì không tốt thì nên bao dung tha thứ. Khi chung sống nếu thấy ai sai lầm thì khuyên nhắc, nhưng không quá ba lần. Nếu họ không nghe thì mình nên cảm thông với thiện ý và lòng nhiệt thành, vì “Chí thành thì sẽ cảm thông”.

Người xưa nói: “Lòng chí thành, đá cũng vỡ ra”. Nếu lời nói của ta không làm cho đối phương cảm động thì lòng chân thành của ta còn thiếu nhiều lắm, cho nên lời nói phải có sự chân thành. Cần phải học nhiều, giúp cho mình khai mở trí tuệ, hiểu được những cách giao tiếp cư xử khéo léo. Được như thế thì mình sẽ cảm hoá được họ.

Trích: Tịnh Độ Vấn Đáp. 

HT. Tịnh Không