Người có nội tâm tĩnh tại và an vui chính là phước báu
Người biết tu dưỡng thì lúc nào và ở đâu cũng thường chánh niệm, tỉnh giác trước thân, tâm, cảnh để luôn có trí tuệ sáng suốt mà hành xử. Người ấy biết Định Tĩnh và Buông xả đúng đắn để không tạo thêm nhân quả, ân oán, duyên nghiệp.
Người không biết tu dưỡng thường không biết cách kiểm soát thân, khẩu, ý của mình, cuộc sống có điều bất như ý thì liền phiền não, luôn than trách đỗ lỗi, ý mồm sân si gặp chi cũng dễ dàng quát tháo. Ngồi lại chỉ biết thị phi chuyện người này, người kia…vào chùa thì nhìn lỗi thầy này, cô kia…rảnh rỗi thì mang chuyện quá khứ, tương lai ra mà lập công, tính quả…lại còn hay cố chấp vào những nhận thức hạn hẹp trong bản ngã của mình. Vì thế mà bất toại nguyện và khổ đau luôn hằn theo trong tâm người ấy. Đó cũng là một dạng bất hạnh.
Chỉ cần nội tâm bình lặng, hạnh phúc nhất định sẽ tìm đến
Người biết tu dưỡng thì lúc nào và ở đâu cũng thường chánh niệm, tỉnh giác trước thân, tâm, cảnh để luôn có trí tuệ sáng suốt mà hành xử. Người ấy biết Định Tĩnh và Buông xả đúng đắn để không tạo thêm nhân quả, ân oán, duyên nghiệp…cũng không nặng nề về những hơn thua được mất theo quan niệm ở đời, biết quán chiếu và lắng nghe các pháp đến đi với Trí Tuệ Như Thật. Vì thế mà người ấy có được nội tâm tĩnh tại và an vui lâu dài. Đó chính là phước báu.
Người tìm kiếm điều gì trong nhân thế?
Đáy hư vô – Tâm Kế chỉ hoang vu
Cuộc trăm năm chẳng biết nghĩa chữ Tu
Nên đời vẫn mịt mù theo mê lộ
Ai đại phước mới học điều Giác Ngộ
Biết tựa nương Đạo Lộ của Thánh Nhân
Sống ngay đây: Tỉnh giác khẩu, ý, thân
Đời thôi những trầm luân trong ba cõi.
Sư cô Trúc Lan Nhã