“Người có miệng lưỡi độc và quả báo” – Chuyện kể từ cảnh sát pháp y (Phần 3)

Lúc chúng tôi đến hiện trường, thấy kẻ tự sát là phụ nữ. Qua khám nghiệm, có thể thấy quyết tâm tự sát của đương sự rất cao. Điều tra về nhân thân lý lịch, thì biết người chết cư trú gần đây, chuyện chưa phải là hết, vì còn một cảnh tượng đáng sợ đang chờ chúng tôi…

3. Người có miệng lưỡi độc

Nửa đêm, tôi nhận được lệnh cấp trên:

– Phải tức tốc tới hiện trường làm việc ngay!

Số là nơi ngoại thành có một cây cầu lớn, nghe dân chúng báo cáo: “Có người treo cổ chết nơi cầu này!”. Lúc chúng tôi đến hiện trường, thấy kẻ tự sát là phụ nữ. Qua khám nghiệm, có thể thấy quyết tâm tự sát của đương sự rất cao (sợi dây thắt chặt tới nỗi xương cổ bị gãy).

Điều tra về nhân thân lý lịch, thì biết người chết cư trú gần đây (chuyện chưa phải là hết, vì còn một cảnh tượng đáng sợ đang chờ chúng tôi)…

Khi tới nhà đương sự, chúng tôi giật mình vì nhìn thấy thi thề trần truồng của đứa bé chưa đầy một tuổi trên giuờng. Lúc cảnh sát ập đến, cha đứa nhỏ vẫn chưa biết vợ mình đã tự sát, anh còn khóc lóc rên rỉ, hướng cảnh sát trách vợ um sùm và kể hết mọi việc.

Té ra sự tình không có gì phức tạp, ông chồng ra ngoài nhậu nhẹt cùng đám bạn, cô vợ ở nhà một mình chăm con. Sau khi ông chồng quay về, cô vợ khóc lóc gây ầm lên, cứ nhất quyết khẳng định là ông ra ngoài ngoại tình, hẹn hò dan díu với cô X… ông chồng nghe vậy, nổi tức lên, liền bỏ đi ra khỏi nhà, tìm bạn nhậu tiếp. Cô vợ ở nhà càng nghĩ càng phẫn nộ, liền gửi cho chồng một “tối hậu thư”, đại ý như sau: “Anh hãy về mà trông con, tôi không thể chăm sóc nó được nữa!”… Nhưng ông chồng đang nhậu say bí tỉ, đâu có tâm trí mà dòm ngó tới tin nhắn trong điện thoại…

Mãi đến lúc ông về, thì phát hiện thằng bé con đã chòi đạp khiến chăn mền) rớt ra và bị chết cóng. (Các nhà ở thôn quê vào mùa đông không có lò sưởi nên rất lạnh).

Ông chồng đáng thương vẫn chưa biết vợ mình đã tự sát, một mực hướng công an căm phẫn trách móc, nói là lỗi tại vợ mình nên thằng bé mới chết cóng… Cho đến khi nghe cảnh sát báo hung tin: “Vợ anh đã treo cổ chết rồi!”… thì ông chồng không nói được lời nào, ngã lăn ra ngất xỉu.

Nhân quả đằng sau những vụ án bi thảm – Chuyện kể từ cảnh sát pháp y (Phần 1)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bởi chút gây cãi vụn vặt mà dẫn đến mất hai mạng người, hạnh phúc gia đình vì đây tan nát… Chúng tôi chỉ biết thở dài. Qua khám nghiệm kỹ càng, án được chứng thực là tự sát, nên vụ việc nhanh chóng kết thúc.

Nhưng trong quá trình điều tra, chúng tôi phát hiện thêm chi tiết nữa: Chính lão Lưu (chủ tiệm sửa xe trong thôn) mới là nguyên nhân gây ra thảm án này. Qua phỏng vấn hỏi thăm, chúng tôi được biết ông Lưu tuổi hơn 50, đã ly hôn nhiều năm, hiện đang sống một mình.

Bình thường tính ông ưa đặt chuyện thêu dệt, nói thị phi, không có duyên cớ gì cũng dựng thành to chuyện được. Chính ông đã đâm thọc, đặt điều và nói với cô vợ là chồng cô đang ngoại tình! Hơn nữa ông còn thêm thắt, miêu tả tỉ mỉ ly kỳ giống như là có thật hẳn hoi. Khi chúng tôi hỏi về chuyện ngoại tình của người chồng mà ông rêu rao, mới biết đây chỉ là tin vịt mà thôi.

Rất nhiều cư dân trong thôn phản ánh, tố cáo, nói rằng: “ông Lưu rất ưa thêu dệt đặt chuyện thị phi, đã có nhiều gia đình vì tin lời ông mà xảy ra bất hòa, vợ chồng trở mặt, cha con ác cảm, thậm chí dẫn tới đánh lộn, tranh cãi”…

Mỗi khi ông Lưu biết được vì mình mà thiên hạ xào xáo… thì tỏ ra rất hớn hở khoái chí, ông ra ngồi ở quán nhậu với vẻ dương dương tự đắc.

Nhưng dẫu sao cũng không thể xử ông, vì không thể ghép hành vi này vào tội danh nào (mặc dù nó gieo ra thảm sự)… Cô vợ vì lầm tin lời hoang đường của ông mà chuốc phiền treo cổ… nhưng không thể vì vậy mà ghép ông vào tội sát nhân! Bởi thế, chúng tôi chỉ nhắc nhở, cảnh cáo ông thôi.

Bất ngờ là chưa đầy một tháng, cảnh sát vùng đó báo cho tôi hay: ông Lưu đã xảy ra chuyện!

“Vào một đêm nọ, ông Lưu đến nhà bạn bè nhậu say khướt. Sau khi được dìu về tiệm sửa xe của mình rồi, nửa đêm ông bò ra ngoài tìm rượu uống, ông sờ soạng và vớ được một cái bình, đang mơ màng, ông tu liền một ngụm. Nào ngờ đó không phải rượu bia, mà là bình hóa chất. Loại nước này dùng để sơn động cơ kim loại, độ ẩm cực thấp, hễ quét qua rồi thì trong vòng hai giây là có thể làm đông cứng bất kỳ vật gì.

Khi đó ông Lưu ngã xuống ngất đi, may là bên cạnh có người kịp thời chở đi cấp cứu.

Lúc bác sĩ khám, phát hiện lưỡi của ông bị đông cứng như kết băng, hóa chất này mà bị ngấm dù ít thì cũng xem như tiêu rồi! Bác sĩ tuyên bố: Từ nay chẳng những ông Lưu không nói được mà kể cả vòm miệng cũng khó bảo toàn! Sau này, xem như ông chỉ có thể ăn uống bằng ống dẫn”…

Đó là vài câu chuyện về báo ứng mà tôi muốn chia sẻ cùng quý vị.

Nhân quả đằng sau những vụ án bi thảm – Chuyện kể từ cảnh sát pháp y (Phần 2)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo Y học, bất kỳ cái chết nào, cũng đều do bệnh tật hoặc tổn thương dẫn đến. Cho dù có chết trong phòng ngủ hay qua đời lúc đang say giấc nồng, cũng đều do có bệnh hoặc những nguyên nhân khác.

Tôi là đệ tử Phật, cũng là bác sĩ ngành y. Đối với quan niệm khoa học tôi luôn tôn trọng, nhưng tôi vẫn muốn nói rằng: Tầm nhìn của khoa học luôn bị giới hạn! Mỗi người chúng ta tất nhiên đều sẽ chết, nhưng thời gian chết và cách chết có thống khổ hay không, quả thực có liên quan đến những gì chúng ta làm và luôn chịu ảnh hưởng của nhân quả!

Nếu như tôi không biết Phật pháp, khi tiến hành công tác điều tra, tôi cũng sẽ nghĩ đơn giản và kết luận: Chết là do bị tổn thương, bệnh tật… hay phạm tội bị hành quyết v.v…

Nhưng suốt thời gian tiến hành kiểm tra nhiều vụ án mạng, sau khi phân tích tìm hiểu sâu xa rồi, tôi luôn phát hiện chân lý “thiện có thiện báo, ác có ác báo”, quả không sai chút nào.

Phật pháp nói “Nghiệp lực chúng sinh không thể lường”, rất đúng! Có thể dùng câu này đề giải thích vấn đề sinh tử trong cuộc sống ngày thường chúng ta.

Lời người dịch: 

Chúng ta thấy rõ: Lời nói có thể cứu người và có thể giết người!

Ông Lưu sử dụng cái lưỡi của mình để dệt thêu, đặt chuyện, lấy đây làm thú tiêu khiển, không biết làm thế là gieo nhân đại ác, gây họa hại cho bao người trong thôn làng. Nếu cái lưỡi ông còn công năng, thì sẽ có thêm nhiều nạn nhân nữa. Do vậy mà nguyên cái lưỡi và cả vòm miệng ông, bộ phận, cơ quan nào có thể gây họa cho thế nhân đều bị… triệt.

Hằng ngày xem báo đài, chúng ta thấy đăng tin những thiếu niên lêu lổng rủ nhau thừa lúc đêm khuya lên đứng trên cầu vượt, cùng ném đá làm vỡ kính các xe hơi hoặc ném đá làm vỡ kính đèn tín hiệu ở các trạm xe lửa… lấy đó làm thú vui tiêu khiển mà không hề biết đây là những hành vi tự tàn phá phúc báu của mình!

Có đôi tay mà không làm ích lợi cho người, lại dùng nó để gieo hại, việc ném đá làm vỡ kính đôi khi còn gây thương tích trầm trọng cho người!… Thêm nữa, chốt đèn xe lửa mà hỏng thì không thể phát tín hiệu, dễ gây tai nạn giao thông thảm khốc cho khách qua đường. Vì vậy chẳng những tự mình khiến phúc, lộc, quyền bị sạt, mà người tạo ác ngoài việc sinh vào cõi không lành, còn có thể chiêu vời quả báo không tay.

Bộ phận hay cơ quan nào làm những việc hữu ích cho người sẽ chiêu cảm quả báo tốt đẹp, ngược lại nếu chỉ toàn gieo rắc, đem đến hiểm nguy… thì sẽ bị loại. Tùy theo phúc báo của đương sự mà ác báo trổ mau hay chậm, chứ không phải là không có báo.

Chỉ vì thiếu hiểu biết, chẳng được giảng dạy về nhân quả, do không am tường… nên người ta mới phạm tội. Vì vậy, điều cần thiết là giúp người hiểu rõ nhân quả. Khi đã minh bạch lý này, thì không cần có kẻ giám sát, người ta cũng tự động làm những điều có lợi cho mình và tha nhân, tự nguyện dứt ác hành thiện.

Trích Báo ứng hiện đời.

Việt dịch: Ni Sư Hạnh Đoan