Nghề chăm gà đá và thảm cảnh cuối đời
Ông Mười làm nghề này đã ngót mấy chục năm, số gà qua tay ông huấn luyện phải đến hàng ngàn, thật không thể nhớ được. Số phận của những con gà này, chắc mọi người ai cũng biết. Lớp này đến lớp khác, những con gà bị tung vào sới để sống còn với nhau, để mua vui, để hốt bạc về cho chủ.
Ở TP Long Xuyên, những tay chọi gà chuyên nghiệp đều biết đến danh ông Mười (ở khóm Tây Khánh, Mỹ Hòa) là một tay chăm gà đá thiện nghệ. Tiếng tăm của ông Mười lan xa, nổi tiếng khắp vùng.
Nghề này tuy rất công phu nhưng dễ kiếm tiền. Song người nuôi phải có kinh nghiệm, cẩn thận và tỉ mỉ. Để có được một con gà độ đủ sức đưa ra “chiến trường”, ông Mười phải xổ liên tục (cho đá thử trước), xem chân, xem tướng, coi vẩy, coi mắt…để đánh giá khả năng chịu đòn và tránh đòn, đặc biệt là đòn đá phải đẹp và hiểm.
Sau đó mới tỉa lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi và vô nghệ thường xuyên cho thịt săn chắc, phòng khi đối phương đâm cựa sắt. Con nào cái mào mà dài phủ che mắt, ông lấy dao lam cắt một đường ngọt lịm, trông mà thấy tội nghiệp.
Ông làm nghề này đã ngót mấy chục năm, số gà qua tay ông huấn luyện phải đến hàng ngàn, thật không thể nhớ được. Số phận của những con gà này, chắc mọi người ai cũng biết. Lớp này đến lớp khác, những con gà bị tung vào sới để sống còn với nhau, để mua vui, để hốt bạc về cho chủ.
“Giết hay bị giết”, chúng cố sống cố chết mổ nhau, đá nhau, tung đòn hiểm với nhau trong những trận chiến một mất một còn. Con nào xấu số nằm xuống, thì sẽ được chuyển sang làm mồi nhậu, con nào chiến thắng, thì sẽ tiếp tục những trận chiến khác, cho đến một ngày nào đó, nó cũng sẽ gục chết với một thân thể đẫm máu, đầy thương tích như những đối thủ bại trận trước kia của nó.
Thế nên, cái nghề gắn liền với chết chóc, với cờ bạc này không hứa hẹn cho ta một cái kết tốt đẹp chút nào.
Sinh nghề tử nghiệp: Giết rắn mối tàn nhẫn và kết cục bi thảm
Vào khoảng năm 1999 – 2000, ông Mười lúc đó bị bệnh, mấy năm liền chân bị liệt đi không được, chỉ lết lết mỗi khi muốn di chuyển mà thôi. Kèm theo đó là những cơn đau liên hồi, khủng khiếp.
Ông cứ la hét suốt, khiến người thân và xóm làng cũng thấy kinh hãi. Mãi như thế rồi thần kinh ông cũng có vấn đề.
Thời đó ở quê chưa có nhà vệ sinh, toàn đi ra cái cầu bắc qua ao để “giải quyết”.
Người ta nhiều lần nhìn thấy ông Mười lết xuống cầu, đi đại tiện xong, dùng cái rổ tre vớt phân lên và ăn. Ai cũng lắc đầu ngao ngán. Cứ vậy chuyện ấy xảy ra rất nhiều lần cho đến lúc ông chết, chết trong đau đớn và ê chề.
Con trai ông tên là Năm, mọi người thường gọi là ông Năm Ổi, cũng nối nghiệp cha làm một tay thiện nghệ chăm gà đá. Đến năm 2017 ông Năm cũng tầm 80 – 90 tuổi.
Điều lạ là ông Năm cũng bị bệnh không kém phần thê thảm, y như cha mình khi xưa. Điều khá hơn chút đó là thời buổi này, người ta xây nhà vệ sinh đàng hoàng chứ không đi ra cầu ao như trước, và ông Năm Ổi cũng như cha mình, sau khi đại tiện rồi thì…bốc ăn.
Có người cho rằng người già thì hay bị lẫn, nhưng đâu phải ai cứ lẫn rồi thì đều khổ như vậy, âu đó cũng chính là do nghiệp quả thúc đẩy mà thôi.
Quang Tử viết lại từ lời kể của Ng.Trần.
Quang Tử