Ngày mai lại có…bữa chay
Chay tịnh là phương thức rèn luyện ý thức một ý thức thanh tịnh, đơn giản, nhu thuận với muôn loài. Phân tích như trên chỉ tạm đủ bởi rất nhiều phương thức ăn chay không thuộc khoa học, không thuộc tôn giáo, không nhằm bảo vệ sự cân bằng sinh thái mà chi bảo vệ cái đẹp riêng biệt, cá thể.
Chay tịnh có gì là mới. Thực ra việc ăn chay đã đầy trên các trang mạng, các chuyên đề nghiên cứu của những nhà khoa học. Ở lĩnh vực khoa học đề xuất việc ăn chay đã trở thành trào lưu mạnh mẽ trên toàn thế giới, giảm thiểu tình trạng ngày càng mất cân bằng sinh thái, có loài động vật đang dần tuyệt chủng, nhưng có loài đang trở thành thứ dịch hoành hành sự sinh sản khủng khiếp mà người ta lại chẳng biết vì sao? Trong khi nhiều loài thú nuôi, vịt, ngang ngỗng, heo v.v…dần dần trở thành loài thú cưng. Thời tiết cũng vậy. Tình trạng biến đổi khí hậu đang ngày càng khủng khiếp.
Trong tôn giáo, chay tịnh là phương thức rèn luyện ý thức một ý thức thanh tịnh, đơn giản, nhu thuận với muôn loài. Phân tích như trên chỉ tạm đủ bởi rất nhiều phương thức ăn chay không thuộc khoa học, không thuộc tôn giáo, không nhằm bảo vệ sự cân bằng sinh thái mà chi bảo vệ cái đẹp riêng biệt, cá thể.
Nói chung, “thịt động vật không phải thức ăn” như cách mà người ta tuyên truyền về việc chay tịnh. Nhưng tác dụng chay tịnh từ lâu luôn được nhìn từ “một phía”. Ngay đến tất cả những người thực hành tôn giáo cũng không ngoài ý nghĩa một chiều đó. Họ ăn chay vì ý nghĩa tượng trưng về giới luật. Ngay ở Việt Nam, nhiều người thuộc trường phái “đạo thờ cúng tổ tiên” cũng đặt ra việc “cúng chay” cho vong linh người mất, cho tổ tiên gia tộc “nhẹ tội”.
Vì vậy, cúng thì cúng chay, nhưng ăn thì ăn mặn. Việc ăn chay, ăn mặn trong quan niệm cứng nhắc mang ý nghĩa tinh thần thì đôi lúc người ăn mặn đụng đũa vào, kẻ ăn chay bỏ ngay tức thì cứ như là “lây nhiễm vi rút” hay việc ăn chay được tính như “công đức”, như cách mà người ta đại xá cho các loài động vật cho nên có người tháng ăn 2 lần, người ba lần, người năm, mười lần…Còn các trang Pháp thoại thì đủ kiểu phân tích chay mặn, miễn sao “ăn mà không chấp” là được, hay như giới luật tạng trong Đại Thừa “không nghe, không thấy, không nghi” (không nghe tiếng kêu gào, không thấy vật bị giết thịt, không nghi vì nhận ra mùi tanh tưởi) vậy là được. Thậm chí “miễn sao không sát sinh, cứ đi mua thịt làm sẵn về chế biến…”.
Trong việc “cúng chay mà ăn thì ăn mặn”, tôi là một nhân chứng may mắn “hưởng sái” sau mỗi lần giỗ trong gia tộc. Chỉ mình tôi lãnh trọn gói khệ nệ mang về, nhiều khi tích cực, pha trộn các thứ thức ăn “cùng loại” để hâm lên đến hơn nửa tháng. Chẳng lẽ lại vứt đi. Chính vì điều này, tôi trở thành nhân vật mà mọi người không thể quên. Và đó là lý do để tôi “sợ” khi nhà có giỗ. Nhưng sợ thì cứ sợ mà không dám nói ra thế mới khổ. Có lúc tôi đùa: “Thời Đức Phật chưa có tủ lạnh. Tôi bây giờ may mắn hơn nên nhiều khi chẳng phải lo khất thực mà thức ăn lại đầy tủ”.
Ăn chay theo quan điểm Phật giáo Đại thừa
Khi bạn ăn chay mà tình trạng như tôi sẽ thấy ý nghĩa hai mặt: VẬT CHẤT và TINH THẦN, cái ý nghĩa thật sự của việc chay tịnh mà Đức Phật trước khi nhập niết bàn xả bỏ báo thân đã để lại lời di chúc. GIỚI LUẬT CÒN THÌ PHẬT GIÁO CÒN, GIỚI LUẬT MẤT THÌ PHẬT GIÁO MẤT.
Tóm lại, việc ăn chay nếu không nhìn thấy hai mặt, thì mọi cố gắng còn chưa đem lại kết quả cao. Việc bảo vệ hay huỷ diệt môi trường, các loài động vật khác chỉ là ý nghĩa tâm lý mà thôi. Trong khi sự tương tác, tương ưng về vật lý với chủ thể (người ăn chay) mới quyết định vấn đề. Nó có ý nghĩa quyết định cho việc tu tập, việc đi theo con đường của Đức Phật. Cái gọi là uế trược không đơn thuần tâm lý mà quan trọng hơn lại chính là sinh lý, thành độc tố trong máu, trong thành mach mà Tây y chưa bao giờ phân tích, tìm thấy. Trạng thái tâm lý (sơ hãi, căm tức…) sản sinh ra độc tố trong từng tế bào. Điều này chẳng xuất hiện trong cái gọi là hoạt chất A,B,C,D…Và việc tiếp nhận, đào thải độc tố đó bắt buộc sự bài tiết mạnh yếu ở từng người. Hoạt động, vận động thể dục, thể thao…Điều này chưa bao giờ được sự quan tâm đối với giới tăng ni, tu sĩ Phật giáo. Bởi thế mà Phật giáo Nam Tông thì vô tư ăn mặn.
Tôi từng bám vào nguyên lý Tinh – Khí -Thần của Khí công Y Đạo (KCYD) xuyên suốt thời kỳ làm công việc thiện nguyện TSH. Bằng mọi giá, tôi muôn thay đổi chỉ số khí huyết bằng ăn uống (TINH). Dù thể trạng chưa phải tệ nhưng chỉ số Khí thực – Huyết hư – Hàn hay Nhiệt vẫn bám theo tôi nhiều năm. Gần 2 năm trời tôi gần như chỉ ăn sáng bằng hai món phở và bún bò Huế. Cũng chính thời gian này, tôi vẫn không quên câu hỏi của một học viên: “Học thiền để trị bênh hay để giac ngộ hả chú?”. Câu hỏi ám ảnh ấy theo tôi mãi cho đến khi tôi tìm gặp hướng đi thay đổi cuộc đời mình.
Cho dù là Đạo Phật đã có mặt trên toàn thế giới nhưng hiện tượng băm nát giới luật và giáo pháp, sự pha trộn, chia chẻ mà Đức Phật đã cảnh báo từ hàng ngàn năm trước thực đáng lo ngại.
Con người chỉ bám chấp vào những điều mơ hồ, huyễn hoặc được thêm thắt, thêu dệt qua những lần kết tập kinh điển, qua những bổ sung để có “tám vạn bốn ngàn Pháp môn” nhưng laị bỏ bớt những điều rất đơn giản mà mình không thực hiện được “chay tịnh ngày một bữa là một ví dụ”. Sự gắn chặt, biến đổi hai mặt vật chất, tinh thần trong con người mà chay tịnh, phép thanh tịnh hoá thân tâm là một pháp vi diệu thù thắng trong Pháp Phật không ai có thể ngờ tới. Chay tịnh ngày một bữa cũng chính là một pháp mà vị chưởng môn KCYD Đỗ Đức Ngọc vẫn lặp đi lặp lại một năm hai lần, nhưng “súc ruột” để rồi thọ dụng như cũ, không thanh tịnh, ăn trở lại bình thường khiến cho bộ máy tiêu hoá tiếp tục những chặng đường đầy uế trược tiếp sau thì cũng bằng không. Nên lưu ý: Chính vì ăn ngày một bữa, toàn bộ máy tiêu hóa luôn duy trì trong trạng thái chuyển hóa bằng hết sau chu kỳ một ngày không có thức ăn thừa trong dạ dày
Con người thường đánh đổi tất cả kể cả sức khoẻ để có tiền. Nhưng nếu bạn gia nhâp tổ chức thiện nguyện vì sức khoẻ như TSH, với tâm huyết, với nổ lực làm thay đổi mới thấy rằng chỉ cần khoẻ bạn có thể…thay đổi chính bạn, và thuyết phục, tạo lòng tin với mọi người. Trong cuộc hành trình ấy, tôi mất nhiều năm để tìm kiếm, điều chỉnh lại mình, không bận tâm chay hay mặn, cái gì có ích, cái gì thay đổi vì sức khoẻ… là được, là sẵn sàng. Đó là cách mà tôi TU.
Sau này, khi con đường đã định hình, chắc chắn, xác quyết, tôi lại hay nghe nói đến khái niệm ăn đủ chất. Tôi chỉ cười, bảo rằng: “Con bò, con trâu đã ăn đủ chất hay không? Thế mà một thời gian dài, người ta hành nó cày kéo đến lở cổ, lột da”, khi không còn sức nữa thì mang đi thịt. Các bạn cứ đi tìm vitamin A, B, C, D…tuỳ bạn, theo cách của bạn. Mỗi người có một cách nhìn, một hướng đi.
Kỳ Nam