Nay ông biết ta chăng?
Hỏi: “Ông nay biết ta chăng?”, đáp: “Biết lại đâu thể biết được” là cái chỗ đó mắt Phật cũng không thể thấy. Cuối cùng câu “Loài có sừng tuy nhiều nhưng một con lân là đủ”, thầm tự biết là đủ.
Thạch Ðầu Hy Thiên đến tham vấn Thiền Sư Hành Tư. Sư hỏi:
– Ông từ phương nào đến?
Hy Thiên thưa:
– Con từ Tào Khê đến.
– Ðem vật gì đến?
– Khi chưa đến Tào Khê cũng chẳng mất.
– Nếu thế ấy sao chẳng dừng đi, đến Tào Khê làm gì?
– Nếu không đến Tào Khê đâu biết chẳng mất.
Hy Thiên lại hỏi:
– Ðại Sư ở Tào Khê có biết Hòa Thượng chăng?
– Ông nay biết ta chăng?
– Biết, lại đâu thể biết đặng.
– Loài có sừng tuy nhiều, chỉ một con lân là đủ.
Bình:
Hỏi: “Ðem một vật gì đến”, đáp: “Khi chưa đến cũng chẳng mất” là cái đó vốn sẳn có. Hỏi: “Nếu thế ấy sao chẳng dừng đi, đến Tào Khê làm gì?”. Ðáp: “Nếu không đến Tào Khê đâu biết chẳng mất” là tuy vốn sẵn có nhưng nếu không nhờ thiện tri thức chỉ cho thì đâu thể biết được. Hỏi: “Ông nay biết ta chăng?”, đáp: “Biết lại đâu thể biết được” là cái chỗ đó mắt Phật cũng không thể thấy. Cuối cùng câu “Loài có sừng tuy nhiều nhưng một con lân là đủ”, thầm tự biết là đủ.
Nguồn: Thiền viện Thường Chiếu