Năng lượng sợ hãi sẽ làm mờ đi con mắt trí tuệ và lòng vị tha

Nỗi sợ không đến từ thực tại nhiều mà đến từ tâm trí. Nỗi sợ đến từ những lo lắng về tương lai, về những điều chưa xảy ra. Nỗi sợ đến từ những tưởng tượng do tâm trí tạo ra.

 

Ta sợ rắn và thế là đi trong đêm gặp sợi dây thừng nằm trên đường lập tức ta nghĩ ngay đó là con rắn, ta sẽ hoảng sợ và bỏ chạy. Rồi có thể vì hoảng sợ bỏ chạy nên ta vấp phải một viên đá nào đó và bị té, bị thương.

Ta chưa bị rắn cắn nhưng vết thương do nỗi sợ hãi gây ra thì ta đã bị rồi.

Nỗi sợ thật ra không tệ, nếu mức độ sợ hãi vừa phải thậm chí nó còn giúp ta cảnh giác và thận trọng hơn trước những hiểm nguy có khả năng xảy ra và có thể đe dọa đến tính mạng của ta và những người ta thương.

Nhưng để nỗi sợ hãi khủng bố tâm trí ta thì nó có thể tạo ra sự nguy hiểm cho chính ta và cho cộng đồng, vì lúc đó nỗi sợ đã biến thành năng lượng tiêu cực.

Ôm ấp và nhìn sâu vào nỗi sợ hãi

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Khi nỗi sợ hãi trở nên thái quá, khủng hoảng – nó bắt đầu mang tính đe dọa và hủy diệt. Và tình thương sẽ không bao giờ được sinh ra từ nỗi sợ hãi. Sợ hãi chỉ sinh ra sự kì thị, hận thù và cố chấp.

Năng lượng sợ hãi sẽ làm mờ đi con mắt trí tuệ và lòng vị tha thay vào đó sợ hãi sẽ nuôi lớn sự ích kỷ, và vô minh, oán hờn.

Người mang nhiều năng lượng sợ hãi thì tầng số rung động năng lượng của người ấy sẽ xuống thấp và tương ưng, hấp dẫn những điều tiêu cực, thiếu may mắn đến.

Khi bạn có sợ hãi đó là điều bình thường, không có gì xấu hay đáng trách cả vì sợ hãi là cơ chế bảo vệ của tâm thức trước những tình huống xấu, nhưng khi đánh mất sự điềm tĩnh, lý trí, óc phán đoán vì sợ hãi nó sẽ gây ra nhiều tổn thất hơn chính điều mà làm ta sợ hãi.

Để vượt lên trên sự sợ hãi không có gì tốt hơn nhìn thẳng vào nó, trực diện đối với nó, đi xuyên qua nó, tìm hiểu thật nhiều kiến thức chuyên môn về nó. Khi ta có đủ kiến thức chuyên môn về điều làm ta sợ nỗi sợ cũng sẽ giảm dần.

Và đằng sau nỗi sợ hãi, mặt bên kia của nỗi sợ hãi đó chính là lòng.

Dũng cảm, sự can đảm và tình yêu thương.

Bất cứ một tình huống nào đó xảy ra điều có tính cách hai mặt cả, nếu nguyên nhân làm ta sợ hãi tạo ra những ảnh hưởng xấu những nguy hiểm thì ta thử nhìn xem mặt bên kia nó cho ta những cơ hội nào, những bài học nào.

Có một chân lý thường hằng trên cõi đời này đó là không có gì thường hằng cả, mọi thứ điều sẽ trôi qua. Vì mọi thứ điều sẽ trôi qua nên nỗi sợ về virus corona rồi cũng sẽ trôi qua.

Nỗi sợ nào rồi cũng sẽ qua

Hiểm nguy nào rồi cũng sẽ qua

Tất cả là cơ hội, bài học

Để trưởng thành, thấu hiểu chính ta