Nắm lại vận mệnh trong tay – Như lý tác ý
Chữ Manasikāra” có nghĩa là „tác ý, chú ý‟, cân nhắc, suy nghĩ theo lý định trước.Chữ yoniso” được xem như trạng từ, mang nghĩa thấu đáo/ kỹ lưỡng‟, theo thứ tự, sáng suốt, đúng, khôn ngoan.
Như vậy chữ Yoniso manasikàra ta có thể tạm dịch cho dễ hiểu là suy nghĩ một cách sáng suốt, khôn ngoan. Mà suy nghĩ một cách sáng suốt, khôn ngoan có nghĩa là suy nghĩ theo cách giúp cho đời sống ta thăng hoa, lợi lạc cho mình và cho người. Ngược lại với như lý tác ý Yoniso manasikàra là phi như lý tác ý ayoniso- manasikàra . Phi như lý tác ý ta có thể hiểu đơn giản là suy nghĩ không sáng suốt, không khôn ngoan.
Thật ra bất cứ một hiện tượng nào xảy ra thì chúng luôn xảy ra như chúng đang là, còn ta mới chính là người gán vào cho chúng một ý nghĩa nào đó. Có thể ta gán cho chúng một ý nghĩa tích cực, hoặc một ý nghĩa tiêu cực.
Nếu như ta gán cho sự việc xảy ra một ý nghĩa tích cực thì đó là cách suy nghĩ sáng suốt, khôn ngoan hay còn gọi là như lý tác ý. Còn ngược lại ta gán cho nó một ý nghĩa tiêu cực thì đó là cách suy nghĩ không sáng suốt, khôn ngoan hay còn gọi là phi như lý tác ý.
Vậy bí mật của một đời sống hạnh phúc, một vận mệnh thành công là nằm ở cách ta tư duy. Tư duy của người hạnh phúc, thành công luôn là như lý tác ý, còn tư duy của người bất hạnh, khổ đau thì luôn là phi như lý tác ý.
Để minh họa cho sự thực tập như lý tác ý ta sẽ lấy ví dụ về một nhân vật nổi tiếng không những trong phim là một siêu nhân mà cả ngay ngoài đời thực vị này cũng thật sự là một siêu nhân. Người đó là ai? Người đó chính là Christopher Reeves.
Christopher Reeves là một diễn viên đóng vai siêu nhân, vào năm 1994 trong một lần cưỡi ngựa ,ông đã bị ngã ngựa và bị liệt từ cổ trở xuống phần dưới của cơ thể. Trước tại nạn bất ngờ xảy ra như vậy Christopher Reeves. Đã gán cho tại nạn ngã ngựa những ý nghĩa tiêu cực (phi như lý tác ý). Và thậm chí là ông không còn muống sống nữa nhưng được sự động viên khích lệ của người vợ cũng như người thân và bạn bè mà ông đã bắt đầu gán lại những nghĩa tích cực (như lý tác ý) cho tại nạn của mình.
Khi gán những ý nghĩa tích cực cho tại nạn của mình ông không ngừng vươn lên. Ông muốn chính mình thông qua tại nạn này sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho những người cũng bị tai nạn, khuyết tật không bỏ cuộc và sẽ thực hiện được những điều tưởng chừng như không thể thông qua những trải nghiệm sau tai nạn và cách ông đã gán cho tại nạn đó những ý nghĩa tích cực đã giúp ông nắm lại vận mệnh trong tay. Ông đã viết một cuốn sách truyền cảm hứng nổi tiếng với tựa “chẳng có gì là không thể – nothing is impossible”.
Ông đã quyên được hàng chục triệu đô qua Quỹ từ thiện mang tên Christopher Reeves. Và ông cũng đã có hàng trăm bài thuyết trình nổi tiếng đầy cảm hứng, cảm động là nguồn lửa thắp sáng cho hàng triệu người trên thế giới về ý chí và nghị lực sống kiên cường không gì khuất phục được.