Một người làm thiện có thể cảm hóa một nhà, một nước

Một người tích hạnh, dùng tâm chân thành tích góp tất cả việc thiện có thể cảm động một nhà, cảm động một xã, cảm động một nước.

Một đô thị, một thành phố, cái thành phố này có một ngàn hộ, nếu có được một trăm người giữ thập thiện, thật sự có thể dựa theo thập thiện nghiệp (mười nghiệp lành) đạo mà tu học, một trăm người này hòa thuận thì họ có thể cảm hóa cái thành phố này. Vì vậy dứt khoát không nên  cho rằng cái thế giới này loạn rồi, nhân tâm hư hoại rồi, mà cảm thấy thất vọng vô phương, quan niệm này là sai lầm!

Bản thân chúng ta phải cố gắng nỗ lực tu học. Họ làm bất thiện, chúng ta hành thiện. Nếu chúng ta có nhẫn nại thì thời gian lâu rồi chắc chắn có thể cảm hóa được những người này.

Chúng ta thấy thời kỳ xa xưa, trong lịch sử Trung Quốc có ghi chép vua Thuấn. Cha mẹ và anh em của ông đều là người rất xấu ác, họ luôn luôn muốn đưa ông vào chỗ chết mà ông vẫn có thể tận hiếu. Thật sự giống như điều mà Lục Tổ Huệ Năng đã nói là “không thấy lỗi thế gian”, chỉ nhìn thấy cái tốt của người khác chứ không nhìn thấy khuyết điểm của họ.

Cha mẹ đối với ta không tốt, ông luôn luôn phản tỉnh, có thể ta làm chưa đúng lắm, ta làm không tốt mới khiến họ giận. Ngày ngày thường phản tỉnh, ngày ngày luôn sửa đổi, như vậy chừng ba đến năm năm thì làm cảm động cả nhà rồi.

Sau khi cả nhà hòa thuận liền cảm động hàng xóm láng giềng của ông, cuối cùng cảm động đến quốc vương là vua Nghiêu. Vua Nghiêu nghe được sự việc này liền đích thân đến thăm ông, cho nên Trung Quốc nói đến hiếu thì Thuấn xếp hàng đầu. Vua Nghiêu đem hai người con gái gả cho ông, đem ngôi vua nhường cho ông. Hiếu cảm đến trời đất!

Hành thiện tích đức để tự cứu mình và cảm hóa người

462117834_850976290527569_1719725682437583021_n

Một người tích hạnh, dùng tâm chân thành tích góp tất cả việc thiện có thể cảm động một nhà, cảm động một xã, cảm động một nước. Điều này trong Phật pháp gọi là phát tâm Bồ-đề, hành đạo Bồ-tát. Vì vậy chúng ta không nên nhìn thấy phong khí xã hội không tốt mình liền thối tâm, liền thối chuyển, vậy là sai lầm. Phải càng tích cực quên mình vì người, làm tấm gương tốt cho đại chúng, cho xã hội.

Nền giáo dục căn bản của nhà Phật với những gì nhà Nho nói là hoàn toàn giống nhau. Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, ba câu này là thực hiện thập thiện nghiệp đạo. Nếu như chưa có thập thiện thì ba câu này chỉ là khẩu hiệu, là nói suông, do đó chúng ta dùng thập thiện để thiết thực “hiếu thân Tôn sư”.

Trong nhà Phật, cái ý này nói sâu hơn, rộng hơn, tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta, trong nhà Phật nói đến “hiếu thuận” là ý nói hiếu thuận với tất cả chúng sanh, ai đã làm được vậy?

Tuy chúng ta ngày nay học Phật mà ngũ giới thập thiện chưa làm được, nếu như thật làm, một người làm thì có thể tạo nên hiệu quả rất lớn.

Chúng ta ngày nay giữ ngũ giới, học thập thiện không phải chỉ vì bản thân, nếu ta chỉ vì bản thân thì tâm lượng này quá nhỏ bé, hy vọng đời sau được phước báo, đời này có thể cải thiện hoàn cảnh sống của mình, cái ý nghĩa này quá nhỏ. Ta giữ ngũ giới, ta tu thập thiện là vì tất cả chúng sanh. Vì vậy Phật Bồ-tát tâm lượng lớn, họ là vì tất cả chúng sanh tận hư không pháp giới.

Chúng ta ngày nay chỉ cần đem tâm lượng mở rộng đến khắp địa cầu, ta ngày nay tu hành là vì họ mà tu, là vì họ làm nên tấm gương tốt, hy vọng họ từ chỗ lợi ích riêng tư quay đầu lại.

Tất cả có thể vì lợi ích chúng sanh, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm đều là vì chúng sanh tạo phước. Xác thân này của chúng ta, tôi thường nói rất nhiều lần, xác thân ở thế gian là cái công cụ vì tất cả chúng sanh phục vụ, không phải vì “ta”. Tất cả vì “ta” là sai rồi, cái thế giới này là không có tiền đồ, là một màu đen tối!

Chúng ta hãy vì tất cả chúng sanh, dứt khoát không vì chính mình! Chúng ta hãy chuyển ý nghĩ trở lại, tất cả chúng sanh là chủ nhân, ta là người hầu, ta là người hầu hạ chủ nhân, đây là Phật Bồ-tát.

Phật Bồ-tát ứng hóa ở thế gian vì tất cả chúng sanh phục vụ, làm tấm gương tốt, đây chính là cứu độ tất cả chúng sanh. Dạng người này ở thế gian rất nhiều, chúng ta thường hay nghe nói, nhưng họ không hề bị phát hiện vì không có người tuyên dương, vì vậy chúng ta cần phải tuyên dương thì mới có thể sinh ra hiệu quả.

Cho nên, tôi muốn tìm một chuyên gia quay phim ghi lại một bộ phim tài liệu của cư sĩ Hứa Triết để lưu thông khắp thế giới. Tuy bà chưa hề đọc qua Kinh Phật, chưa hề tiếp xúc Phật pháp, nhưng những điều trong Kinh Phật nói bà làm được cả rồi.

Khi bà được 101 tuổi mới phát tâm quy y. Bà quy y tại giảng đường chúng ta, ngay cả chứng điệp thọ ngũ giới tôi cũng đã trao  cho bà, bà đã làm được cả rồi. Cái này nếu như cho điểm như mọi người thì bà được trọn 100 điểm, đây là tấm gương tốt của chúng ta.

Loại “Phong giáo” này, “phong” là phong khí, “giáo” là giáo hóa, phong khí giáo hóa tốt đẹp như vậy, “dĩ chu hoàn khu”. “Hoàn khu” là nói quốc gia. “Tắc biên hộ ức thiên, nhân nhân bách vạn”. Chữ “nhân nhân” ở đây chính là người có thể giữ ngũ giới, giữ thập thiện.Chỉ cần có một triệu người có thể làm được, thì phong khí cả nước liền thay đổi ngay.

Dưới đây tôi nêu ví dụ để nói, người có thể hành một việc thiện họ liền trừ được một việc ác. Ví dụ người có thể giữ không sát sanh thì cái ác sát sanh họ không làm, có thể giữ không trộm cắp thì loại ý nghĩ hành vi trộm cắp này họ đã dứt hết rồi.

Trích trong: Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh tập 3.

HT. Tịnh Không