Một câu Nam Mô A Di Đà Phật là chân thiện
Một câu Nam Mô A Di Đà Phật chính là dừng nơi chí thiện. Quí vị chỉ cần thật tâm để niệm, Bồ Tát Đại Thế Chí dạy chúng ta, “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục” là được rồi.
Nếu quí vị dùng phương pháp này để niệm, vậy là vô cùng linh nghiệm, đây thật linh. Đô nhiếp lục căn chính là ở đây nói chánh định tụ. Sáu căn là mắt tai mũi lưỡi thân ý.
Mắt thì những thứ thu về từ trong sắc trần không nhìn nữa. Tâm định rồi, quí vị nhìn thì tâm không định nữa. Tai từ trong âm thanh trở về lại không nghe nữa. Ý từ trong pháp trần thu về lại không nghĩ đến nữa. Đây chính là gì?
Chúng ta nói vạn duyên buông bỏ. Trong tâm chỉ có Phật A Di Đà, đem Phật A Di Đà để ở trong tâm, khởi tâm động niệm, thời thời khắc khắc, ý niệm vừa khởi chính là A Di Đà Phật, không có niệm thứ hai.
Trong kinh thường nói tất cả chúng sanh, hết thảy chúng sanh, đây là nói trong thập pháp giới. Phía trên bao gồm Phật Bồ Tát, phía dưới bao gồm chúng sanh địa ngục, chỉ cần thực sự buông bỏ được, chân tín, chân nguyện, chân niệm Phật, nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật.
Câu nói này quan trọng. Trong tâm thật có Phật, đó chính là tương ưng, tâm tương ưng với miệng, trong miệng có Phật trong tâm vẫn còn nghĩ những việc khác, vậy là không tương ưng.
Người tu hành hiện nay có kẻ phát nguyện đời sau tiếp tục tu hành. Theo họ nói, tự lường xét đời nay công hạnh cạn mỏng, đời sau giả thêm công hạnh nữa mới mong thành tựu. Như thế thật là rất sai lầm!
Trong kinh nói: “Một khi mất thân người, muôn kiếp khó được lại”, dù cho được thân người nhưng có thể bảo đảm còn biết tu hành chăng?
Hoà thượng Tịnh Không