Môi trường là sự sống của nhân loại
Đại dịch Covid-19 xảy ra toàn cầu vừa qua phần nào minh chứng môi trường trong sạch là sự sống của nhân loại. Có thể nói, môi trường chính là điều kiện cần và đủ, quyết định sự tồn vong và phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
Nó càng minh chứng những lời Phật dạy về vai trò của môi trường cùng cách ứng xử với môi trường được ghi nhận trong giáo lý và triết lý Phật giáo, qua các học thuyết Duyên khởi, Nhân quản nghiệp báo, Duy thức, ngay cả tư tưởng Thiền họcđược trình bày trong Tam tạng kinh điển được chính Đức Phật và các đệ tử của Ngài tự thân hành trì, trải nghiệm trong tiến trình tu tập giải thoát giác ngộ đã trở thành chân lý. Môi trường là sự sống của nhân loại này, soi sáng cho chúng ta có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn, để có thái động sống đúng với môi trường. Qua đó giúp bảo vệ, duy trì sự tồn vong và phát triển của nhân loại.
Thế nên, Phật giáo chủ trương thiết lập một môi trường lý tưởng để sống và tu học giải thoát, chứng ngộ Niết bàn ngay giữa cõi đời này. Bản Kinh Duy Ma đã chỉ ra rằng: “Khi thế giới nội tâm con ngườithanh tịnh thì thế giới hiện hữu cuộc đời này thanh tịnh”. Điều đó có nghĩa, sự sống của mọi chúng sinh được xây dựng trên nền tảng thiết lập một đời sống nội tâm bình an bên trong và thanh tịnh hóa môi trường sống bên ngoài. Và như thế, trong Phật giáo, khái niệm môi trường được diễn giải bao gồm cả môi trường nội tâm và môi trường ngoại thân trong một thực thể thống nhất bất khả phân ly.
Môi trường nội tâm lý tưởng mà Đức Phật thường khuyến giáo các đệ tử của mình trong quá trình tu tập và thực hành giáo lý là duy trì sự nội tâm thanh tịnh, có thể diễn giải mộc mạc là sự bình an nội tâm, thường gọi là tâm bình an, không có sự lo âu sợ hãi, một trạng thái tinh thần tự tại, không bị chi phối bởi những suy nghĩ hoặc xúc cảm tác động từ môi trường bên ngoài. Như vậy, một người có nội tâm bình an, tĩnh lặng là điều kiện tiên quyết cho việc hướng đến thiết lập môi trường thanh tịnh, bình yên bên ngoài, trong đó bao gồm những mối quan hệ giữa cá nhân hiện hữu với con người, con người với xã hội, con người với môi trường sống.
Chính vì lẽ đó, con người cần đối diện và giải quyết các vấn đề nan giải xoay quanh vấn đề ô nhiễm môi trường, khủng hoảng môi sinh do phóng xa, nạn phá rừng, cháy rừng, phát thải khí từ giao thông, khai thác các nguồn năng lượng vô tội vạ, phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp trong nền kinh tế thị trường và chỉ quan tâm đến lợi nhuận. Nó gây ra những hậu quả và di chứng không chỉ đời này mà còn đời sau. Cũng là hệ quả của sự thiếu trách nhiệm đối với môi sinh của con người, có khi dẫn đến sự hủy diệt sự sống của loài người trong tương lai gần.
Phật giáo cho rằng sự hủy hoại môi sinh, ô nhiễm môi trường là hậu quả đỉnh cao của tư duy hữu ngã, con đường tư duy và hưởng thụ lạc thú của con người. Thế nên, nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng lớn về môi sinh đang được báo động là do vô minh và tham ái. Học thuyết Duyên khởicủa Phật giáo chỉ ra rằng con người là tập hợp ngũ uẩn (sắc – thọ – tưởng – hành – thức). Trong đó, sắc uẩn của một người bao gồm thân vật lý của người ấy và toàn thể thế giới vật lý. Điều đó có nghĩa thiên nhiên hay môi sinh thực sự là cơ thể của con người, hay một phần rất lớn của cơ thể con người. Con người không thể tồn tại được nếu không có môi sinh. Nếu môi sinh hay thiên nhiên bị ô nhiễm trầm trọng thì cơ thể vật lý của con người, hay đời sống con người sẽ bị hủy diệt. Vậy là khi hiểu rõ sự thật Duyên khởi thì con người sẽ tự nguyện bảo vệ môi sinh khỏi ô nhiễm. Đó cũng là ý nghĩa bảo vệ nguồn sống, nguồn hạnh phúc của nhân loại.
Cho nên khi Đức Phật còn tại thế, Ngài là người thiết lập đời sống thanh tịnh và an bình nội tại cho cho chính mình. Quan trọng hơn, với tuệ giác thăng chứng của mình, Đức Phật vì lòng từ bi cứu khổđã hướng dẫn con người thực thi nếp sống hài hòa với thiên nhiên, bảo vệ môi sinh là bảo vệ sự sống. Cụ thể, với trách nhiệm của bậc đạo sư, Ngài đã chủ động tạo ra môi trường tu học phù hợpcho những đệ tử xuất gia và tại gia. Đức Phật đã chủ động tìm cách xây dựng cho mình và hội chúngTăng già một nếp sống hòa hài với thiên nhiên, một đạo tràng tu tập thích hợp hướng tới giác ngộ và Niết bàn.
Trong thế giới mà Đức Phật thị hiện và sống với cuộc đời, chúng ta sẽ nhận ra Ngài là bậc giáo chủđộc nhất sinh ra dưới vòm cây vô ưu taị vườn Lâm Tỳ Ni, hành trì Thiền định cho đến giác ngộ dưới gốc cây bồ đề, thuyết pháp lần đầu tiên tại vườn Nai ở Ba La Nại và cuối cùng nhập Niết Bàn dưới hai cây sala tại Kusinara. Đời sống của Ngài là sự thiết lập môi trường nội tâm và môi trường bên ngoài thân hết sức lý tưởng. Ngài sống gần gũi với thiên nhiên, thân cận núi rừng, xa chốn phồn vinh. Ngài sống như hình ảnh bông hoa tươi đẹp thơm ngát nội tâm bình và lan tỏa đến mọi người, như Kinh Pháp Cú đã nêu:
“Như bông hoa tươi đẹp,
Có sắc nhưng không hương.
Cũng vậy, lời khéo nói,
Không làm, không kết quả”.
(Kinh Pháp Cú, kệ số 52)
Trong 45 năm thuyết pháp độ sanh, Ngài để lại cho chúng ta hình ảnh một bậc đạo sư đi bộ từ làng này qua làng khác, từ đô thị này qua đô thị khác, sau khi khất thực trở về, thường ngồi trong một khu rừng gần đấy để an nghỉ hoặc thuyết pháp, hoặc ngồi thiền cho đến chiều. Nếp sống này được kinh điển ghi lại như là vấn đề cảnh thức gìn giữ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm:
“Nhất bát thiên gia phạn,
Cô thân vạn lý du,
Kỳ vị sanh tử sự,
Giáo hóa độ xuân thu”.
(Một bát ăn ngàn nhà,
Một thân di vạn dặm.
Vì vấn đề sanh tử,
Giáo hóa độ ngày qua).
Đức Phật luôn luôn tán thán núi rừng và xem núi rừng là nơi trú ẩn lý tưởng cho những vị xuất gia hành đạo:
“Làng mạc hay rừng núi,
Thung lũng hay đồi cao,
La Hán trú chỗ nào.
Đất ấy thật khả ái”.
Và Phật khẳng định:
“Khả ái hay núi rừng,
Chỗ người phàm không ưa.
Vị ly tham ưa thích,
Vì không tìm dục lạc”.
(Kinh Pháp Cú, kệ số 98 – 99)
Chính đời sống trong lành, thanh tịnh của rừng núi là những trú xứ, là môi trường thích hợp nhất để thành tựu chánh trí. Đó là lý do tại sao ngài Kassapa sống trọn đời ở rừng núi, giải thích vì sao ngài ưa thích núi rừng: “Khu đất thật khả ái, Với những vòng tràng hoa. Hoa tên Ka ra ri. Trải rộng ra cùng khắp, Với voi rú khả ý. Đồi núi ấy ta thích. Những hồ nước trong mát, Tuyệt đẹp màu mây xanh. Che tán bởi loại bọ, Tên kẻ chan In da. Những ngọn núi đá ấy, Làm tâm ta thích thú. Giống đồi mây xanh biếc, Ví tháp đẹp lâu đài, Với vượn hú khả ý. Đồi núi được ẩn sĩ, Làm thành nơi trụ xứ, Vẳng lên tiếng chim công, Đồi núi ấy ta thích…” (Trưởng Lão Tăng Kệ, 252 – 253).
Khi Đạo Phật truyền vào nước ta thì các thiền sư, Phật tử đã thực thi lời Phật dạy để hướng đến môi trường tu tập giải thoát thanh tịnh. Các thiền đường Việt Nam hình thành trong một đường lối hoạch định: “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”. Chùa được xây dựng từ trong hoàng cung cho đến thị thành, thôn xóm nhằm tạo môi trường nội tâm bên trong và môi trường ngoại cảnh bên ngoài thân. Minh chứng rõ nét là các Thiền sư ngộ đạo đời Lý – Trần đã thiết lập những môi trường tu tập trong thiên nhiên để mọi người hướng tâm tu tập giải thoát. Các chùa Việt như: Quần thể chùa Yên Tử, chùa Hương đều ẩn sâu trong rừng, được ví như cõi Phật mà ai đọc bài Vịnh Vân Yên tự phú của thiền sư Huyền Quang đều có thể tự hào. Hay như Trần Nhân Tông là ông vua kiêm Thiền sư đời Trần chủ trương sống và tu trong tinh thần yêu thiên nhiên chính là yêu đạo như bài Thiên Trường vãn vọng sau đây mô tả:
“Thôn tiền thôn hậu đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lý ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền”.
(Trước xóm sau thôn tựa khói lồng, Bóng chiều dường có lại dường không, Mục đồng sao vẳng trâu về hết, Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng).
Rõ ràng, thái độ sống mà Đức Phật giảng dạy cho mọi người là luôn ý thức sống hài hòa với thiên nhiên. Muốn hài hòa với thiên nhiên, con người phải tôn trọng sự sống ngay cả loài vật và cỏ cây, một thái độ trên tinh thần Duyên khởi. Con người cần chung sống hòa hợp với mọi loài, vì tất cả sinh mạng của chúng sanh đều do nhân duyên sinh khởi. Cho nên không ai có quyền có quyền hủy diệt sự sống vì tham lam, sân hận, si mê, hay vì sự chiếm hữu, lợi nhuận và mong muốn thỏa mãn sự thèm khát quyền lực. Kinh Trung Bộ nói rằng đó là do ham muốn mà các vị vua, Bà la môn, gia đình, cha mẹ, trẻ em, anh em, chị em, bạn bè và đồng nghiệp mâu thuẫn, tranh chấp và kết thúc bằng hủy diệt môi trường.
Chính từ, bi, hỷ, xả là bốn sức mạnh kết nối yêu thương, sự thông cảm giữa người với thiên nhiên, hướng đến xây dựng môi trường tốt đẹp cho hành tinh chúng ta. Thuyết Duyên khởi cho rằng sự sống là sự hỗ tương giữa các loài. Đức Phật dạy lòng từ có được những lợi ích như sau: “Ngủ được an lạc, dậy được an lạc, không có ác mộng, được người khác ái mộ. được loài phi nhân yêu kính, được loài trời gia hộ” (Kinh Tăng Chi III, tr.11).
Sự thật cho thấy, khi một cá nhân khởi lòng từ với môi sinh thì tâm từ đó sẽ có thiện tâm với đồng loại để cầu giải thoát và giác ngộ. Hơn ai hết, Đức Phật cho rằng nguồn gốc dẫn đến hủy diệt môi sinh là do tham lam, muốn hưởng lợi từ việc khai thác thiên nhiên. Cho nên, thái độ sống của Đức Phật là: “Này các Tỳ kheo, ta không tranh chấp với đời, chỉ có đời tranh chấp với ta. Này các Tỳ kheo, người nói pháp không tranh chấp với một ai ở đời” (Kinh Tương Ưng III, tr.165).
Rõ ràng, thế giới môi trường sẽ giảm thiểu nguy hại, khi mọi người có ý thức sống không khai thác các nguồn tự nhiên vốn có. Thay vì tận hưởng dục lạc, Đức Phật khuyến khích các đệ tử sống đời sống ít dục, biết đủ. Ngài dạy các Tỳ kheo lý quán sát thọ dụng y phục,“chỉ để ngăn ngừa lạnh, ngăn ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc chạm của muỗi, gió, sức nóng mặt trời và các loại bò sát… thọ dụngcác món ăn khất thực, chỉ để thân này được sống lâu, và để bảo dưỡng, để thân này khỏi bị thươnghại, để hỗ trợ cho phạm hạnh… thọ dụng sàng tọa chỉ để ngăn ngừa lạnh, ngăn ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc chạm của ruồi muỗi, gió, sức nóng mặt trời… chỉ với mục đích sống độc cư an tịnh… thọ dụng các dược phẩm trị bịnh, chỉ để ngăn chận các cảm giác thống khổ đã sanh, để được ly khổ hoàn toàn…” (Kinh Trung Bộ I, tr.98). Với nếp sống ly dục tri túc như vậy, con người mới bảo vệđược thiên nhiên và sống một đời sống bình yên.
Cuối cùng, sự bình an nội tại và hạnh phúc an lạc trong cuộc sống này chính là trải nghiệm tâm linh ngay trong giây phút hiện tại. Nó có sẵn ở bên trong và xung quanh chúng ta. Môi trường chính là sự sống của nhân loại ngày nay.
TT.TS Thích Phước Đạt