Luôn trọng ơn nghĩa

Phật dạy trong tứ trọng ân có ơn đàn-na tín thí. Vì nghĩ nhớ đến ơn đàn-việt mà cố gắng tu, cố gắng làm Phật sự để đền đáp. Bằng không, chúng ta sẽ lơi lỏng việc tu hành, lâu dần không còn phước đức thì chẳng biết lấy gì đền ơn cho người.

Rõ ràng trong cuộc sống phải có ơn nghĩa. Người biết trọng ơn nghĩa mới xứng đáng đi trên con đường tu hành. Bởi vì từ khi xuất gia cho tới lúc nhắm mắt, đàn-na thí chủ nuôi chúng ta cả đời.

Ơn nghĩa của Phật tử lớn lao như vậy, nếu ta không cố gắng tu, không làm lợi ích cho nhiều người thì không sao trả nổi.

Cho nên, Tăng Ni phải cố gắng tu hành, không nên vô ơn.

Ví như có người được Phật tử mời đến nhà tụng kinh, rồi lấy tiền cúng dường bỏ túi tiêu xài, cho rằng đồng tiền đó là do công tụng kinh mà được. Đó là không biết ơn thí chủ, tự nhiên sẽ hư hỏng.

Phật dạy ân nghĩa là gốc của con người

51337439_1548792888586099_580807710178541568_n

Phật dạy trong tứ trọng ân có ơn đàn-na tín thí. Vì nghĩ nhớ đến ơn đàn-việt mà cố gắng tu, cố gắng làm Phật sự để đền đáp. Bằng không, chúng ta sẽ lơi lỏng việc tu hành, lâu dần không còn phước đức thì chẳng biết lấy gì đền ơn cho người.

Do vậy, tôi thường nói với Tăng Ni rằng tôi mang nợ Phật tử rất nhiều, Tăng Ni phải ráng tu, phụ giúp tôi làm Phật sự để cùng chia trả nợ với tôi. Vì một mình tôi e rằng trả không nổi. Đó là trách nhiệm mà người xuất gia phải thường nghĩ nhớ đến.

Chúng ta không được xem thường những đồng tiền, thức ăn hay vật dụng của thí chủ cúng dường; mà phải biết quý trọng, đặt nó lên trên để cố gắng tu hành. Như vậy mới đền đáp được ơn nghĩa của người đi trước và những người đã giúp đỡ mình. Đó là điều tối quan trọng mà Tăng Ni cần phải ghi nhớ.

 

HT. Thích Thanh Từ