Làm thế nào để truyền bá đạo Phật?
Khi ra đi ta không đem được thứ gì hết, quyền uy bỏ lại, tiền bạc bỏ lại, gia đình thân quyến bỏ lại hết, chỉ đem theo được cái tội và phúc đi theo mà thôi. Việc giúp người biết Đạo chúng ta phải lên kế hoạch cụ thể chi tiết, lập chỉ tiêu đàng hoàng.
Mỗi người, ai đã là đệ tử Phật, ai đã nhận được chân lý tuyệt vời của Đạo Phật thì phải biến mình trở thành một sứ giả, không được đứng yên đợi chờ người khác truyền bá. Chính mình phải làm việc này, công đức nằm ở chỗ này rất lớn.
Vì sao bố thí pháp là phước báo lớn nhất?
Chúng ta xét một ví dụ thế này: Ta có 1 triệu đồng, thấy có người bị đói, ta cho họ 1 triệu thì họ chỉ sống được 1 tháng. Gặp người khác, bị thiếu 1 triệu đóng tiền học nghề, ta cho họ 1 triệu thì giúp được họ cả đời. Rồi bây giờ có người không hiểu đạo lý, mình đem 1 triệu đó mua sách, băng giảng cho họ nghe, họ bừng vỡ được đạo lý, từ đó sống rất tốt, thương yêu được mọi người, không làm khổ ai nữa, chỉ đem lợi ích cho con người, thì là mình đã cứu được họ vô lượng kiếp. Vậy đều chỉ là 1 triệu đồng thôi, nhưng tùy việc ta làm mà quả phước khác hẳn nhau như vậy.
Chết ta không đem được thứ gì đi hết, quyền uy bỏ lại, tiền bạc bỏ lại, gia đình thân quyến bỏ lại hết, chỉ đem theo được cái tội và phúc đi theo mà thôi. Mà trong phúc đó ta phân biệt 3 loại phúc như trên, thì chính phúc giúp người biết đạo lý đem lại cho ta phúc lớn hơn cả. Việc giúp người biết Đạo chúng ta phải lên kế hoạch cụ thể chi tiết, lập chỉ tiêu đàng hoàng.
Ví dụ, dụ người ăn hay nói giỏi, phải cố gắng mỗi năm độ được 12 người, người kém ăn nói hơn cũng phải cố đưa được 5 – 6 người về với Phật pháp.
TT. Thích Chân Quang