Làm sao để tâm phấn chấn?

Làm thế nào, bằng phương pháp khả thi cụ thể nào giúp ta siêng năng, tinh tấn, phấn chấn hơn lên hướng về những mục tiêu tốt đẹp mà ta đã vạch ra, là điều rất cần thiết cho tất cả mọi người, mọi giới kể cả các vị tu hành hướng tới giác ngộ.

Thời gian gần đây buổi sáng gặp nhau, người ta hay chúc nhau bằng một cụm từ tương đối mới: ngày mới tràn đầy năng lượng nhé! Năng lượng ở đây chính là tinh thần phấn chấn tích cực tràn trề sức sống.

Quan trọng là làm thế nào, bằng phương pháp khả thi cụ thể nào giúp ta siêng năng, tinh tấn, phấn chấn hơn lên hướng về những mục tiêu tốt đẹp mà ta đã vạch ra, là điều rất cần thiết cho tất cả mọi người, mọi giới kể cả các vị tu hành hướng tới giác ngộ.

Thông thường con người chúng ta lười biếng, dễ duôi, buông thả thì rất dễ, nhưng tinh tấn, siêng năng, phấn chấn trong đời sống học hành, làm việc, tu tập..là hơi khó.

Dễ thấy nhất, cả ở những người gọi là có ý chí thì cũng tinh tấn siêng năng trong một thời gian hạn định rồi nhiệt huyết cũng dễ dàng nguôi lụi khi gặp những hoàn cảnh không thuận lợi.

Cách làm cho tinh thần của mình phấn chấn lên, mạnh mẽ lên; làm cho mình tăng thêm ý chí, tăng thêm nghị lực, tăng thêm niềm tin, tăng thêm nhiệt huyết, tăng thêm can đảm, tăng thêm dũng khí để có thể vững tay chèo giúp mình vượt qua những giông tố bão bùng, vượt qua nghịch cảnh chướng ngại, vượt qua những khó khăn ưu phiền buồn khổ, vượt qua những yếu đuối tâm lý trong cuộc đời là vô cùng cần thiết.

Hãy tinh tấn hôm nay vì đời vô thường đổi thay

118073672_1263588067325337_75047997847388162_n

Dù là muốn tạo dựng sự nghiệp lớn lao, hay chỉ muốn đơn sơ là thiết lập đời sống thanh thản bình an; dù là muốn tạo sự nghiệp vinh hoa phú quý của nhân gian hay tâm nguyện tìm cầu trí tuệ giác ngộ giải thoát thì phương pháp làm phấn chấn tinh thần, châm lửa nhiệt huyết vẫn là yếu tố rất quan trọng đưa đến kết quả thành tựu hay thất bại.

Ý chí tinh thần, tâm lực là một trong những yếu tố quyết định số phận của một con người.

Có thể khẳng định, không có bất kỳ thành công nào xuất phát từ sự lười biếng giải đãi

Trong các pháp thiết yếu giúp việc tu tập đạt kết quả mỹ mãn thì tinh tấn (chuyên cần nỗ lực cố gắng chân chính) là môt trong những pháp quyết định.

Tinh tấn là một đạo quan trọng trong Bát chánh đạo (Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định).

Tinh tấn là một chi quan trọng trong Thất giác chi tức bảy pháp giác ngộ (Niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định và xả).

Tinh tấn là một độ quan trọng trong Lục độ ba la mật tức sáu pháp Bồ tát tu thành Phật (Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ).

Tinh tấn là một căn, một lực trong Ngũ căn, Ngũ lực (Tín, tấn, niệm, định và tuệ).

Tinh tấn là nội dung cốt lõi của Tứ chánh cần (Siêng năng dứt trừ các điều ác và tăng trưởng các điều thiện).

Vấn đề là làm cách nào để giúp ta phấn chấn tinh thần, tăng thêm ý chí mỗi khi ta gặp chướng nạn khó khăn ưu phiền, nhất là khi thân thể bịnh đau suy nhược, cảm giác mông lung sợ hãi lo âu chán chường thậm chí tuyệt vọng xuất hiện trong tâm ta, trong đầu ta, trong lòng ta…

Làm cho ta phấn chấn tinh thần lên là mấu chốt thành tựu ý nguyện trong lòng ta, cũng là mấu chốt để thiết lập đời sống vui vẻ thảnh thơi hạnh phúc và hướng thượng. Then chốt của vấn đề này là thường nâng cao sức khỏe, tinh thần; tâm lực và thân lực.

– Rèn luyện thân thể mạnh khỏe, ăn ngủ điều độ, tập thói quen sinh hoạt tích cực sẽ giúp cho ta có năng lượng sống tích cực.

– Suy nghĩ, hành động, lời nói thiện lành giúp cho ta phát huy trạng thái cảm xúc tích cực lạc quan

– Quan sát rõ ràng về triết lý nhân – quả giúp ta có suy nghĩ tích cực hơn.

– Hiểu rõ quy luật vô thường, mọi thứ luôn thay đổi chuyển biến, sống chết nhanh chóng, giúp ta trân quý thời gian, trân quý tình thân, sống tích cực hơn

– Hướng tâm về điều thiện, siêng làm việc thiện giúp người khó khăn khổ đau giúp ta phát sinh cảm xúc vui vẻ tích cực lạc quan.

– Xả bỏ những ý niệm cố chấp hơn thua ích kỷ hận thù trong lòng sẽ giúp ta nhẹ nhàng phấn chấn

– Thường đi thiền, ngồi thiền, tụng kinh, nghe pháp, niệm Phật, trì chú, lễ sám giúp ta phát sinh khả năng tập trung, tăng sức mạnh tinh thần, nâng cao ý chí, tiêu trừ sự sợ hãi, khiến ta luôn có năng lượng tích cực, phấn chấn tinh thần, vươn lên vượt qua mọi khó khăn chướng ngại trong cuộc đời.

Sống thuận pháp

Siêng tinh tấn

Học kinh, tập thiền

Chánh niệm, không chấp

Tâm thư thái.

TS. Thích Hạnh Tuệ