Kiện toàn nhân sự các ban chuyên môn của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thiền học Nam truyền

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thiền học Nam truyền thuộc Viện Nghiên cứu Phật học VN hôm 26-8 đã tổ chức lễ ra mắt và trao quyết định nhân sự các phân ban (nhiệm kỳ 2022-2027). 

Quang cảnh buổi lễ

Quang cảnh buổi lễ

Theo đó, nhiệm kỳ này, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thiền học Nam truyền có 74 thành viên với 5 phân ban gồm: Ban Trợ lý, Ban Bảo trợ, Ban Dịch thuật, Ban Truyền thông và Ban Sự kiện do Thượng tọa Thích Giác Trí làm Giám đốc Trung tâm; Thượng tọa Thích Trí Chơn, Phó Giám đốc Thường trực; các Phó Giám đốc Trung tâm: Đại đức Thích Thiện Minh, Đại đức Thích Thiện Đức, Ni sư Thích nữ Liễu Pháp, Ni sư Thích nữ Diệu Hiếu (kiêm Chánh Thư ký)…

Trao quyết định đến nhân sự các ban chuyên môn thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thiền học Nam truyền

Trao quyết định đến nhân sự các ban chuyên môn thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thiền học Nam truyền

Empty
Empty
anh Trung tam 4

Tại buổi lễ, Thượng tọa Thích Giác Trí cho biết Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thiền học Nam truyền ra đời không ngoài mục đích giúp Tăng Ni, Phật tử và giới trí thức có thể tiếp cận dễ dàng trong khi tìm hiểu và nghiên cứu kiến thức Thiền học Vipassana chính thống.

Theo Thượng tọa Thích Giác Trí, trên tinh thần “tùy duyên bất biến” thiền Phật giáo đã hòa nhập và phát triển cùng văn hóa của mỗi quốc gia hình thành các dòng thiền với nhiều sắc thái linh động khác nhau. Tại Việt Nam, Thiền Vipassana được du nhập vào thế kỷ thứ 2 và được chư vị Tổ sư kết hợp một cách uyển chuyển, hài hòa với bản sắc dân tộc, đi vào cuộc đời tạo nên những trang sử hào hùng rất riêng của người dân Việt.

“Có thể nói, Thiền là tinh hoa vi diệu của Phật giáo với tôn chỉ duy nhất là sự giác ngộ hướng đến giải thoát khổ đau hoàn toàn. Hầu hết các tông phái Phật giáo đều lấy thiền làm căn bản cho sự tu tập trên con đường cải thiện tâm linh và xây dựng xã hội bền vững. Ngày nay, phương pháp thiền đã phổ biến rộng khắp các nước phương Đông lẫn phương Tây như một nghệ thuật sống và được giảng dạy thành một hệ thống giáo dục, kết hợp giáo lý đạo Phật cùng với kiến thức khoa học hiện đại”, Thượng tọa Thích Giác Trí nói.

Thượng tọa Giám đốc nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ VIII (2017-2022), Trung tâm đã nỗ lực trong việc xây dựng đề án thiền đi vào cuộc sống một cách hiệu quả như chư Tổ sư đã làm. Trong khóa IX (2022-2027), Trung tâm sẽ cố gắng tiếp nối sự thành công của nhiệm kỳ trước, các thành viên sẽ tiếp tục đóng góp hết sức mình cho việc phiên dịch, biên tập, trước tác, ấn hành các tác phẩm nghiên cứu về thiền Vipassana; tổ chức các khóa thiền ứng dụng chuyên sâu hơn góp phần phát triển Thiền học Phật giáo Nam truyền tại Việt Nam…

Dịp này, Ban Thư ký cũng báo cáo phương hướng hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thiền học Nam truyền 6 tháng cuối năm 2023, trong đó chú trọng đến công tác chuẩn bị hội thảo khoa học chủ đề: “Thiền Nguyên thủy từ truyền thông đến hiện đại” dự kiến tổ chức vào ngày 15-10-2023.

Hội nghị cũng đón nhận nhiều phát biểu của các thành viên đóng góp cho việc tổ chức hội thảo cũng như những định hướng phát triển trung tâm trong thời gian sắp tới.

 

Đúc kết, Thượng tọa Thích Trí Chơn tri ân chư tôn đức và quý thành viên, sự hiện diện của tất cả đã góp phần tạo sự thành tựu và gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp cho buổi lễ.

 

“Mong rằng, mỗi thành theo sự phát tâm của mình, theo tinh thần gắn kết trong các phân ban sẽ hết lòng phụng sự để cho sứ mệnh nghiên cứu và ứng dụng của trung tâm trong chặn đường 5 năm sẽ có những bước đi xa hơn, vững vàng hơn, cùng nhau mang lại những giá trị lợi ích thiết thực nhất từ Thiền học Nam truyền, đó là mục đích tối hậu của trung tâm”, Thượng tọa Phó Giám đốc Thường trực nói.

Chụp ảnh lưu niệm sau hội nghị

Chụp ảnh lưu niệm sau hội nghị