Không thấy lỗi thế gian

Nhờ có trải nghiệm trạng thái stress như thế con mới có thể dễ dàng hiểu được thầy nói gì về thực trạng cuộc sống, hiểu được thật sự đâu là đúng-sai, tốt-xấu để biết cách điều chỉnh nhận thức và hành vi cho phù hợp chánh đạo, như thế mới có thể sống tuỳ duyên thuận pháp vô ngã vị tha được

Ở đây có nghĩa là không xoi mói, không chấp trước lỗi lầm người khác, còn thấy đúng sai thì sao mà không thấy được. Người chân tu thấy lỗi thế gian càng phát lòng bi mẫn chứ không chỉ trích, khinh chê. Còn chỉ lỗi cho người ta sửa sai lại là chuyện khác…”Bất khả tư nghì” có nghĩa là không thể nghĩ bàn, vì Phật Pháp là để chứng ngộ chứ nghĩ bàn suông thì làm sao thấu đáo được. Không phải chỉ Phật Pháp mà bất cứ điều gì cũng không thể chỉ nghĩ bàn thôi mà được nếu không trải nghiệm thực tế.

Ví dụ ăn mà nghĩ bàn không thì làm sao no!Mọi yếu tố giác ngộ đều có sẵn nhưng nếu con không nghiêm túc, nhiệt thành để sống trải nghiệm, chiêm nghiệm trọn vẹn những pháp đến đi thì làm sao phát huy được những yếu tố ấy. Giống như người có sẵn mắt nhưng không quan sát đường đi thì vẫn gây tai nạn cho mình và người.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Con không cần phải cố gắng “thường”, “luôn” bằng ý chí của bản ngã mà chỉ cần sống nghiêm túc, nhiệt tình thì sẽ trọn vẹn thấy biết tự nhiên. Lúc đó con sẽ phát hiện “tánh biết” tự nó vốn không sinh diệt chứ không phải con cố gắng duy trì cho “miên mật” theo ý mình. Khi nào con thấy ra điều này thì mọi sự sẽ thật dễ dàng…Trọn vẹn cảm nhận diễn biến nơi thân tâm con khi đang ở trạng thái stress, hãy thương yêu, cảm thông và mỉm cười với trạng thái đó, hãy cảm ơn nó vì nó đang giúp con thấy ra chính mình và bản chất cuộc sống.

Nhờ có trải nghiệm trạng thái stress như thế con mới có thể dễ dàng hiểu được thầy nói gì về thực trạng cuộc sống, hiểu được thật sự đâu là đúng-sai, tốt-xấu để biết cách điều chỉnh nhận thức và hành vi cho phù hợp chánh đạo, như thế mới có thể sống tuỳ duyên thuận pháp vô ngã vị tha được…Tất cả những mối quan hệ đến với con trong cuộc sống đều là những bài học để con tìm ra cách ứng xử sao cho đúng tốt. Nhận thức đúng là trí tuệ, ứng xử tốt là đạo đức.

Chính những tình huống của con giúp con phát huy trí tuệ và đạo đức đấy. Nên thận trọng, chú tâm, quan sát để học ra bài học của mình. Đừng lệ thuộc vào kinh nghiệm hay giải pháp của người khác…Thường chánh niệm tỉnh giác

Thấy các pháp đến đi

Phiền não sinh liền diệt

Tánh thấy vẫn vô vi.

Pháp đến đi vô thường

Từng sát-na đổi mới

Ai thấy pháp tỏ tường

Không dừng, không bước tới.

HT. Viên Minh