Không gian văn hóa trong những ngôi chùa Khmer

Đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở An Giang sống tập trung nhiều nhất tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Ngoài ra, một bộ phận đồng bào Khmer còn ở 2 huyện Châu Thành, Thoại Sơn… Tại những nơi họ sinh sống, trung tâm sinh hoạt văn hóa – xã hội và tổ chức các lễ hội truyền thống chính là ngôi chùa.

a1
a2

Đây cũng là biểu tượng văn hóa vật chất, tinh thần của cộng đồng dân cư Khmer trong phum, sóc. Mỗi ngôi chùa là một công trình kiến trúc điêu khắc có nhiều giá trị về mặt thẩm mỹ, thể hiện nét văn hóa nghệ thuật và không gian thiêng liêng.

a4
a3

Có những ngôi chùa được trùng tu, gìn giữ đến hàng trăm năm.

a6
a5
a7

Hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số Khmer đều theo tín ngưỡng Phật giáo Nam tông, nên chùa gắn liền với đời sống của mỗi người rất chặt chẽ. Những dịp lễ, Tết, đồng bào dân tộc thiểu số Khmer vào chùa chiêm bái, nghe thuyết pháp. Chùa là còn là nơi sinh hoạt, tổ chức nhiều sự kiện lớn nhỏ trong năm.

a8

Nhiều hoạt động ý nghĩa được duy trì bởi các nhà sư để phổ biến kho tàng dân gian đồ sộ của đồng bào cho lớp trẻ. Trong đó có việc dạy chữ Khmer miễn phí cho con em của đồng bào.

a9

Kể cả truyền dạy các nhạc cụ truyền thống đặc trưng. Bởi âm nhạc dân gian cũng là loại hình nghệ thuật gắn với đời sống của đồng bào Khmer nhiều đời nay. Đặc biệt, dàn nhạc ngũ âm được coi là biểu tượng tiêu biểu, được sử dụng trong những nghi lễ quan trọng.

a10
a11

Với trẻ em, bất kỳ thời điểm nào, sân chùa luôn là “điểm hẹn” quen thuộc và lý tưởng để đến vui chơi, hòa mình vào những niềm vui giản dị với bạn đồng lứa.

a12

Không chỉ là chốn tâm linh, những “ngôi nhà chung” trong các phum, sóc đã góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách, tư tưởng của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.

Kiến trúc độc đáo của những ngôi chùa Khmer ở Tịnh Biên, An Giang

Mỹ Hạnh