Khi định đã lắng trong thì huệ cũng được chiếu sáng

Bồ tát đã đạt được trí tuệ viên mãn, nên Ngài mới đạt được định lực lắng trong. Không có Định thì chẳng có Huệ và không có Huệ thì chẳng đạt được Định. Nên gọi định huệ không hai là vậy.

Công hạnh trang nghiêm viên mãn của chư vị Bồ tát là do định huệ song tu. Khi Định đã lắng trong thì Huệ cũng được chiếu sáng. Khi Huệ đã viên mãn, thì Định viên dung. Vì Bồ tát Quán Thế Âm đã đạt được định lực viên mãn, nên xuất sinh trí tuệ sáng suốt.

Vì Bồ tát đã đạt được trí tuệ viên mãn, nên Ngài mới đạt được định lực lắng trong. Không có Định thì chẳng có Huệ và không có Huệ thì chẳng đạt được Định. Nên gọi định huệ không hai là vậy.

Giới Định Tuệ là cốt lõi của Phật giáo, con đường đi đến giác ngộ giải thoát

Do nhờ tu tập vô số công hạnh mà Bồ tát được trang nghiêm thân tướng nên chư vị không rời bỏ một pháp nào dù nhỏ bé hoặc vô cùng vi tế. Dù một việc thiện nhỏ nhất, cho đến lớn nhất, chư vị Bồ tát đều hoàn tất chu đáo. Nên kinh có dạy:

“Chớ khinh việc thiện nhỏ mà không làm

Chớ xem thường việc ác nhỏ mà không tránh”.

Các vị Bồ tát thường siêng năng làm các điều thiện và dứt khoát từ bỏ các việc ác, chư vị phát bồ đề tâm và đạt được quả vị giác ngộ Vô thượng bồ đề. Chư vị trang nghiêm pháp thân bằng vô số công hạnh. Chư vị phát đại bi tâm, thực hành đại pháp vô duyên từ tuỳ theo tâm lượng của chúng sinh mà làm Phật sự.

Nhưng chính các vị Bồ tát, tự bản tánh và bản thể của các Ngài không hề gợn một mảy may tướng trạng của chúng sinh tâm. Các Ngài tự thấy mình và toàn thể chúng sinh có đồng một thể tánh, không hề phân hai. Các Ngài không chỉ chịu khổ cho riêng mình, mà ước nguyện giúp cho chúng sinh thoát khỏi mọi khổ luỵ. Dù các Ngài chuyển hóa tất cả mọi sự thống khổ cho chúng sinh mà không hề dính mắc chút nào việc mình có độ thoát cho chúng sinh. Các Ngài không bao giờ tự cho rằng:“Tôi đã cứu độ cho anh rồi, nay anh phải cám ơn tôi. Tôi đã giúp anh thoát khỏi mọi phiền não, anh phải tỏ ra biết ơn tôi”.

Trích: Đại Bi Chú giảng giải.

HT. Tuyên Hóa