Khi chưa thành vĩ nhân họ bắt đầu như thế nào?

Ta đặt vấn đề: ” Nếu một người muốn trở thành vĩ nhân thì phải bắt đầu từ đâu”. Câu trả lời có lẽ sẽ khiến nhiều người bất ngờ: “Hãy bắt đầu từ việc đi nhặt rác”. Chúng tôi nói ý này theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

 

Trên cuộc đời này, đã có rất nhiều vĩ nhân xuất hiện và để lại những cống hiến vô cùng lớn lao cho bước tiến của nhân loại. Có nhiều vị trong đó được xem như các bậc Thánh mà nhiều người kính ngưỡng tôn sùng.

Ta đặt vấn đề: ” Nếu một người muốn trở thành vĩ nhân thì phải bắt đầu từ đâu”. Câu trả lời có lẽ sẽ khiến nhiều người bất ngờ: “Hãy bắt đầu từ việc đi nhặt rác”. Chúng tôi nói ý này theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Theo nghĩa đen, đó là một hành động thật sự: thấy rác phải nhặt lên, xử lý rác cho tốt, lòng mình yêu được rác. Chỉ những người có trí tuệ, nhìn được vấn đề rất lớn, rất sâu sắc thì mới không để một cộng rác nào rơi vãi xuống đường. Cho nên, nhìn một người cúi xuống nhặt rác trên đường, phải hiểu rằng có thể ẩn chứa trong họ là tố chất của một người vĩ đại.

Leo Tolstoy là nhà văn vĩ đại của nước Nga. Tuy sống trong gia đình quý tộc giàu có nhưng ông lại từ bỏ cuộc sống quý tộc và sống như một người nông dân bình thường. Với ông không có người tốt người xấu, mà chỉ có người có nhiều điểm tốt và có nhiều điểm xấu.

Leo Tolstoy là nhà văn vĩ đại của nước Nga. Tuy sống trong gia đình quý tộc giàu có nhưng ông lại từ bỏ cuộc sống quý tộc và sống như một người nông dân bình thường. Với ông không có người tốt người xấu, mà chỉ có người có nhiều điểm tốt và có nhiều điểm xấu.

Còn nghĩa bóng là nhặt rác trong tâm hồn mình, tức là tìm lỗi mình. Càng biết lỗi sâu sắc bao nhiêu thì càng đến gần với nhân cách bậc vĩ nhân bấy nhiêu. Tấc cả chúng ta ai cũng còn lỗi lầm, nhưng chỉ ai thấy được lỗi mình, sửa được lỗi mình thì mới gọi là người biết tu hành.

Những vị biết tu hành như thế, một vài kiếp nào đó sẽ trở thành bậc Thánh cao siêu ngự trên đài sen, đứng trên mây, để lại những cuốn sách truyền đời, nói một lời được bao nhiêu người kính ngưỡng. Còn nếu ta cũng bắt chước leo lên đài sen ngồi thì trời đất trách phạt ngay. Vì sao vậy? Vì chúng ta đã không bắt đầu từ những điều rất nhỏ mà các Ngài đã từng làm trong rất nhiều kiếp xưa. Đó là nhặt rác trong tâm hồn mình, thấy lỗi, sửa lỗi trong tâm mình. Việc rất bé, rất nhỏ này là việc ta phải làm trước tiên, rồi tự nhiên những điều cao thượng, lớn lao sẽ tìm đến.

Nhưng để nhặt rác trong tâm hồn là việc không hề dễ dàng. Phải có trí tuệ ta mới thấy được lỗi mình. Phải có can đảm ta mới dám nhận lỗi. Người nào không đủ trí tuệ và can đảm thì sẽ không bao giờ thấy và nhận lỗi về mình.

Quay lại nhìn vào lỗi mình là khởi đầu cho nhân cách vĩ đại. Thấy lỗi mình rồi sau này ta mới hướng dẫn cho người khác tu tập được, thấy lỗi càng sâu sắc bao nhiêu thì lời dạy của mình càng kĩ lưỡng bấy nhiêu. Những ai luôn nghĩ mình hay, thường khoe khoang bày tỏ… lại thật sự không có gì hay để dạy lại cho người khác. Nếu có lên pháp toà thì họ cũng chỉ nói nhưng điều sơ sài hời hợt cho vui, không bao giờ nói được những điều đi vào nội tâm sâu kín của chúng sinh, vì bản thân họ chưa hề cày xới tâm hồn mình để nhặt ra những mảnh rác rất nhỏ.

Một toà nhà cao bắt đầu từ những chiếc móng cắm sâu xuống lòng đất, một xã hội văn minh bắt đầu từ tình yêu rác, và một con người vĩ đại phải bắt đầu từ những giờ phút âm thầm biết lỗi chính mình.

 Trích: Đừng làm gánh nặng cho đời

TT. Thích Chân Quang