Hướng thiện từ bản tính ác tiềm tàng
Hành động bạo hành của Trang làm cháu bé tử vong khiến dư luận bức xúc. Phiên tòa xét xử Trang được đông đảo người dân quan tâm. Và bản án dành cho Trang là đích đáng.
Phía sau phiên tòa là những điều đau xót ở lại.
Khổng Tử đã nhìn nhận “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Thế nhưng, Tuân Tử lại cho rằng, “nhân chi sơ tính bản ác”, và ông chủ trương phải chú trọng việc giáo dục để “bản ác” của con người dần mất đi, hướng con người tới cái thiện.
Vì sao Trang lại có thể hành xử mất nhân tính như vậy?
Ngoài vụ việc trên, còn biết bao vụ việc đau lòng khác, như vụ việc ghim đinh vào đầu cháu bé ở huyện Thạch Thất mới xảy ra đầu năm 2022; vụ việc ghim đinh lốp xe vào đầu bé trai 40 tháng tuổi xảy ra tại huyện Đại Từ, Thái Nguyên từ năm 2009… Những vụ việc gây ám ảnh cho mọi xã hội.
Trong những vụ việc trên, nạn nhân là các cháu nhỏ; những kẻ dã tâm làm việc ác, rõ ràng, họ đã mang trong mình “tính bản ác” lớn hơn nhiều so với “tính bản thiện”.
Loại bỏ những kẻ ác như Nguyễn Võ Quỳnh Trang ra khỏi xã hội là cần thiết. Tuy nhiên, còn nhiều kẻ giữ “tính ác” trong người mà chưa bộc lộ, có nhìn vào những bài học như thế để tự thay đổi, hay vẫn cần những phiên tòa?
Sự tự thay đổi, rèn rũa hướng thiện trong mỗi người mới là gốc rễ để “tính thiện” có cơ hội lớn mạnh, đè át đi “tính ác” – thứ giống như cỏ dại luôn chờ cơ hội để ngóc lên. Ngoài ra, nền tảng giáo dục, trách nhiệm của gia đình, sự giám sát của cộng đồng, của các tổ chức xã hội là “tấm khiên” để giúp những kẻ đó giảm bớt “tính ác” tiềm tàng đó, giúp họ có thêm năng lực để hướng đến cái thiện.
Và những đứa trẻ – những nạn nhân – mới được bảo vệ khỏi “tính ác” tiềm ẩn trong lòng của những kẻ tội phạm tiềm tàng.
Nhà báo