Hội luận: Thiện ác (14)
Cụm từ nghe có vẻ nặng nề, nghiêm trọng, đầy tính đạo đức, cao siêu. Thực ra cứ tối giản, mộc mạc, chân thành thì có thể nhận diện “chân tướng” nó khá dễ dàng. Và từ đó chọn lựa tư duy, để hành động để thay đổi dòng chảy nhân quả cuộc đời các cháu ạ.
Trước tiên cần hiểu chính con người đã khoác lớp áo nhiều màu sắc làm cho “thiện-ác” trở nên cao siêu hơn, trừu tượng hơn, chứ thật ra nó là dòng chảy bình thường hàng ngày, hàng giờ có thể biến đổi, dịch chuyển. “Gieo hành vi gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận” là vậy. Thiện- ác đơn giản chỉ có hai màu sáng tối, trắng đen.
Từ cảm giác đơn thuần nóng sốt (ác) dứt bệnh, khoẻ mạnh (thiện). Cơ thể đau nhức, tê mỏi, công việc học tập, phụ giúp cha mẹ lao động nặng nhọc khiến cơ thể rả rời, đầu óc căng thẳng (ác). Vài phút thư giãn, thể dục, đá banh…nghe thông thoáng hơn, dễ chịu hơn (thiện)…
Không phải cứ có tiền trong túi, quà bánh luôn sẵn sàng, iphone, máy tính…luôn túc trực hoạt động là có hạnh phúc, có niềm vui. Thực tế, những giây phút vùi đầu, dán mắt vào iphone làm người ta căng ra, ù lì, mệt mỏi hơn (ác). Tiếp xúc với thiên nhiên, một tiếng chim hót véo von, một dòng chảy róc rách của con suối, một rừng cây, một thảm cỏ, hay môt buổi lao động trông rau, trồng hoa…đem đến cảm giác dễ chịu (thiện). Tất cả đều là thiện, sự dễ chịu, khoan khoái, sự cảm thông yêu thương, sự gần gũi chia sẻ, sự đùm bọc khắng khít…tất cả đó là thiện.
Hội luận: Tương đối và tuyệt đối (13)
Ngược lại sự căm ghét, hờn giận, sự bực tức đố kỵ, sự nhỏ nhen buồn tủi, sự mưu mô, toan tính…Nói chung sự khác nhau giữa tích cực với tiêu cực rất dễ thấy, đó là hai trạng thái thiện ác. Nó cho ta cảm giác dễ chịu (thiện) hay khó chịu (ác) buông bỏ hay chấp nhặt, hồn nhiên hay hôn ám, âm trì.
Mỗi trạng thái đều để lại trong các con một tâm thức, một kho lưu trữ làm biến đổi từ tính thỏi nam châm hút lấy những vụn kim loại tương ưng, và đó chính là nhân quả. Khi con có sự chân thành, hồn nhiên, trung thực, thẳng thắn…con sẽ không cảm thấy sợ hãi, chẳng phải phòng bị vì sự tấn công bất ngờ, sự hạch hỏi, cật vấn của bất kỳ ai. Và bản thân con đương nhiên có một sức mạnh nội tại.
Sự chân thành, hồn nhiên, tiếp nhận tất cả duyên sự quanh mình một cách thoáng đạt, không phải ưu tư, lo lắng, không đòi hỏi, mong muốn mọi thứ vật chất quanh mình như người bạn “đại gia” có xe đưa xe đón đến trường. Bạn ấy không có những giây phút gần gũi, đầm ấm bên cha, bên mẹ những buổi tối gia đình quây quần bên nhau. Bạn ấy không có những buổi chiều dạo chơi bờ sông, với cha, với mẹ, với niềm vui đơn giản gói ghém trong một que kem chuối hay một chai nước ngọt và những nụ cười hồn nhiên.
Khi tâm hồn con là sự chân thành, trung thực, phóng khoáng thì đó là trang thái tự cân bằng vật chất với tinh thần. Sự đòi hỏi tinh thần rất tự nhiên không có ở những người đua đòi, so bì vật chất. Khi mà con lớn lên trong một mái ấm, có cha, có mẹ, có sự gần gũi có nhu cầu và thoả mãn nhu cầu tinh thần, có sự cân bằng thì ác pháp không có chỗ len vào. Còn ngược lại thiếu vắng tinh cảm đó là một lổ hổng khá lớn.
Chính điều này, với Bin, với Ti đó là một khoảng trống cần lấp đầy, không để nó tạo nên sự mất cân bằng ngày càng sâu sắc hơn, nặng nề hơn là điều kiện để cái ác thâm nhập vào tư tưởng. Lẽ ra ông nội đã rời xa các cháu để tìm cho mình không gian riêng, một lối giải thoát hoàn toàn khỏi cuộc sống thế tục ồn ào, bon chen, phiền não. Nhưng ông nội lại phải quay về gần với các cháu là vì vậy. Bác Hai, bác Ba cũng vậy, kể từ khi ba các con không còn, hai bác luôn để tâm tới những thay đổi nhỏ nhất và cố gắng lấp đầy những hụt hẫng tình cảm trong các con.
Sự mất cân bằng vật chất và tinh thần biểu hiện rõ nhất trong đời sống mà người ta diễn đạt bằng “triết lý bình dân”: Cuộc đời là sân khấu. Cuộc đời là sân khấu khi con người trở thành là diễn viên. Vì sao? Vì sự mất cân bằng mà chẳng ai thấy.
Nhất là sự mất cân bằng ngay khi chưa vào đời. Ngay lúc còn ở ghế nhà trường. Cái hấp lực của vật chất, của nhiều phương tiện, của những thú tiêu khiển, giải trí…đúng sai, thiện ác lại được tô trát đầy màu sắc triết lý cao siêu, con người không còn nhận diện được là vì vậy. Sức hút của vật chất cuốn người ta như chiếc lá khô. Cái thế giới đối đãi nhị nguyên: hơn thiệt, khôn dại, được mất, thành bại do chính con người tạo ra trong quá trình lao theo vật chất và ngày càng biến hoá phức tạp hơn. Cũng chính vì vậy mà lầm chấp mọi thứ.
Cứ sống một cách chân thành các con sẽ dễ dàng nhận ra sự dễ chịu, không phải căng thẳng. Đừng đánh mất sự thành thật, sự hồn nhiên. Đừng dối trá, lừa lọc…cứ sống hồn nhiên con sẽ thấy đầu óc phóng khoáng, sáng suốt. Các con cứ tiếp nhận mọi điều khi mà cảm thấy nó làm cho mình khoẻ khoắn, tươi vui, yêu thương tất cả người thân. Còn lại, tất cả điều gì khiến cho các con phải nghĩ ngợi, lo lắng hờn giận, căm ghét, chia rẽ…(tất cả các trạng thái tình cảm tiêu cực đều là ác pháp).
Nhận ra và loại trừ ác pháp khỏi tư duy, khỏi nhận thức tức là đã loại trừ mầm mống của “bệnh tật”. Có nhiều lúc ông nội bày cho phương pháp thể dục để đẩy lùi những mầm mống của xấu ác lắng lại, huân tập lại trong khí huyết. Những bài tập kéo ép gối, vỗ tay 4 nhịp…của Khí công y đạo thì đó cũng chính là một trong 7 pháp đoạn trừ lậu hoặc mà Đức Phật đã chỉ bày rất cụ thể, rất chi tiết nhưng các cháu không chú tâm.
Thiện ác chỉ có sáng tối, trắng đen. Các cháu của nội đứa nào cũng trắng trẻo, nam thanh, nữ tú. Xuân Mai còn tranh lấy vương miện trong cuộc thi sinh viên thanh lịch Đại học Bình Dương. Liêm dáng dấp cao to đẹp trai như diễn viên điện ảnh, chưa có dịp để dành vé trong Đại học Thủ Dầu Một. Giờ các cháu của nội lớn lên trong không gian như thế. Yêu thương, đùm bọc, sẻ chia, gắn bó thành một khối. Khu đất nhà dự định cho ba căn hộ, đã xây được hai. Nhà bác ba sẽ nằm giữa, tất cả trở thành một khối. Không ai có thể chia rẽ các cháu của nội. Tất cả phải là những gắn bó, yêu thương, đùm bọc, Mọi suy tưởng chia cắt, hờn giận, tị hiềm đều là ác pháp, thiện ác rất dễ nhận ra các cháu ạ.