Hội luận: Góc nhìn (9)

Danh và lợi chi phối đến khủng khiếp, con người có một kỹ năng đặc biệt bị đánh mất khi bắt đầu làm người lớn đó là cân bằng vật chất với tinh thần. Năng lực ấy bị đánh mất khi mà cái dục lôi đi, khi mà cám dỗ vật chất hút lấy con người theo quán tính.

 

Khi còn chưa thốt lên “đúng là không ngờ !!!” thì ít ai công nhận sự lầm chấp, nhầm lẫn. Nghĩa là sau môt câu cảm thán như vậy, người ta mới kịp nhận ra cái ta thấy ngược lại với sự thật ẩn đằng sau đó. Nội dung-hình thức, vật chất-tinh thần, âm-dương, trắng-đen, thiện ác…tất cả đều có hai mặt đối xứng qua điểm nhìn phân cực.

Vẫn chưa là gì khi mà cái ta biết như vừa kể vẫn chưa quan trong bằng khi bạn thấu triệt rằng: Thế giới mà ta thấy không bao giờ có sự thuần chất, cực thiện, hay cực ác. Giống như hai vị hộ Pháp đứng hai bên chánh điện hay lối vào chùa chiền, đình làng…Thực ra đó chỉ là biểu tượng nói lên cái qui luật ngàn đời mà triết học Đông Phương tìm thấy trong cái thế giới sống của chúng ta đã khiến cho thế giới ngã mũ trước những giá trị tuyệt đối của nó. Đó là lý thuyết nhị nguyên âm dương. Trong âm có dương, trong dương có âm, trong thiện có ác, trong ác có thiện. Nếu nhận ra điều ấy, bạn có thể cân nhắc, chọn lựa, chuyển hoá nhân quả trùng trùng trong cuộc đời mình.

Hội luận: Tự lập (8)

245759347_2491602117638500_6400062846859335779_n

Nhầm lẫn trong chọn lựa, quyết định là chuyện thường xảy ra với tất cả mọi người.

Vi dụ cụ thể, bạn đi đường, bắt gặp con rắn đang chụp được con nhái bén, lôi đi. Bạn cho con nhái đáng thương, đáng đươc cứu. Bạn đuổi theo để cứu con nhái. Hành động của bạn có cả hai. Thiện với con nhái, nhưng ác với con rắn. Nhưng vì qui chiếu một mặt, bạn bỏ sức lực đuổi theo, đập hù hoạ để con rắn buông con nhái, cứu được con nhái bạn thở dốc, nhẹ nhàng vừa làm được việc thiện!?

Tin chắc vào cái thiện để dốc sức làm việc cho dù có cái ác nào đó ẩn phía sau mà ta không nhìn thấy. Phóng sinh là một ví dụ như thế. Bao nhiêu chim con chết vì đói bởi chim mẹ dính bẫy như thế. Và những người bắt chim còn cẩn thận nhổ bớt lông cánh để chim phóng sinh không bay lên được để còn bắt lại. Chúng ta hân hoan vì việc thiện: phóng sinh!

Trong cái thế giới đối đãi nhị nguyên ta vẫn thường vô tư hành động như thế. Chỉ khi nào kế tiếp lại có sự cố nào đó, ta lại tập trung xử lý nó nhưng không bao giờ xem chuỗi sự kiện trong đời lại có mối quan hệ hữu cơ, gắn liến nhau. Hiện tượng và bản chất bao giờ cũng là hai mặt đối lập. Thiếu sự tỉnh táo, sáng suốt bạn hành động sai lầm tức thì. Hầu hết con người luôn sai lầm và trượt dài theo quán tính.

Các luật sư của ba, các con nhớ lại xem sự việc gần đây nhất mà ba đã chia sẻ lên trạng thái, đó là các con phải công nhận không ai thương bà nội hơn bé Ti, không ai thương bé Ti hơn bà nội. Ấy thế mà suýt nữa bà một nơi cháu phải đi một nơi bởi cơn “sốc nhiêt” của bà nội. Bé Ti ngồi trước bàn phím khóc mà nhắn tin với ông nội. Ba chỉ được cái luôn trầm tĩnh đánh giá sự việc để nhìn đằng sau nó sự tương phản, đối nghịch. Đó cũng chính là cách người ta tiếp nhận nghịch duyên.

Bao giờ sự vật, hiện tượng cũng luôn có hai mặt, biết tiếp nhận mặt tích cực ta sẽ không cảm thấy đau đớn, vật vã. Đó là bài học lớn mà ba có được sau cái chết của em con. Cho nên nhiều người ngạc nhiên vì sự cứng cỏi của ba. Và điều đó nếu biết cũng đơn giản phải không. Nhân quả là vậy đó, nó là sự chuyển dịch liên tục, không ngừng nghỉ và quan trọng là do chính ta làm chủ, xoay chuyển nó. Con người vì u mê, vô minh nên cứ lầm chấp. Cái mình biết đã là sở tri, sở kiến. Cho nên học nhiều mà thiếu sự minh mẫn, suy xét tường tận sẽ trở thành sở tri chướng, môt chướng ngại lớn trên đường đời.

Không có sự toàn thiện, toàn bích, thuyết tương đối thể hiện rõ rệt điều đó. Chỉ có sự so sánh để thấy cái này thiện hơn cái kia. Ta mất thời gian cho việc hành xử, nhưng lại không chịu mất thời gian cho tư duy, so sánh bởi lý do đơn giản không có thời gian?

Chớp mắt thì đã hết một đời, và có lẽ vì vậy, người ta cố định dạng một thứ gọi là chánh tư duy như là sự mặc định. Người ta lên chương trình cho lớp Bát chánh đạo. Người ta rút Bát chánh đạo ra khỏi 37 phẩm trợ đạo, lập nên mảnh vườn ươm A-la-hán tương lai. Không thể tưởng tượng nổi sau ngần ấy năm vẫn biệt tăm hơi của một A-la-hán.

Bạn đang cố sống thật tốt với mọi người. Đó đã là tấm gương đạo hạnh, xứng đáng được học tập, nêu gương vậy đã là tốt lắm rồi. Chúc bạn luôn có sự chọn lựa cách ứng xử phù hợp.

Một thời gian khá dài ba làm công việc thiện nguyện ở Trung Tâm Dưỡng Sinh Trường Sinh Học Bình Dương. Ở đấy đa phần học viên là những người bệnh. Họ đến học thiền, chữa bệnh. Và họ tìm được phương pháp chữa lành bệnh tật. Và có những người bỏ cuộc (chuyển pháp môn), những người ra đi (bệnh chết) …và những người ở lại. Chính những người ở lại nhờ sư kiên trì, khỏi bệnh và họ là người gây tạo và được hưởng “thương hiệu” do chính họ tạo nên. Chính những người đến sau chẳng thể biết có bao nhiêu người “lót đường” làm nên thương hiệu đó.

Cái thương hiệu chữa bệnh đó tương tự thương hiệu giác ngộ mà giáo phái mới đang giương cao ngọn cờ chánh pháp. Cả hai có cái lý để kiên trì chữa bệnh mà không bận tâm đến giác ngộ hay ngược lại, giác ngộ mà không cần biết đến chữa bệnh. Không bao giờ có sự hợp nhất như Đức Phật đã dạy nhất tâm là định.

Cái lý của sự tìm cầu cái gì chí thiện, vô thượng, tối thắng, an tịnh đạo lộ chính là lý tưởng giác ngộ mà Đức Thế Tôn rời bỏ cả sự nghiệp đế vương, rời bỏ cả vợ đẹp con khôn…để tìm kiếm. Con đường hợp nhất chữa bệnh và giác ngộ của Đức Phật được truyền thừa đến hàng trăm năm sau nhưng giờ vụn nát ra bởi danh và lợi.

Danh và lợi chi phối đến khủng khiếp, con người có một kỹ năng đặc biệt bị đánh mất khi bắt đầu làm người lớn đó là cân bằng vật chất với tinh thần. Năng lực ấy bị đánh mất khi mà cái dục lôi đi, khi mà cám dỗ vật chất hút lấy con người theo quán tính.

Sự chân thành, hồn nhiên giúp con người giữ được sự cân bằng như thế. Cái tôn chỉ của giới hoat động văn học nghệ thuật đó là Chân-Thiện-Mỹ, chính “sự chân thành” là điều kiện cân bằng trong cuộc sống. Chúng ta không dạy con cháu sống bằng sự “chân thành”. Ba vẫn hay nhắc chuyện bé Ti. Dù bác Hai, bác Ba dành cho thời gian quan tâm, chăm sóc thi thoảng chở đi nhà hàng cháu vẫn mong ông nội về chở đi ăn bữa cơm chay ở Diệu Hạnh hay Đại Học Thủ Dầu Một. Ở nhưng nơi ấy còn hình ảnh cha con nó và ông nội, ở những nơi ấy hình ảnh ba nó nơi giảng đường và lời trêu chọc của vị giảng viên: “Đóng học phí một người mà đi học cả hai cha con, nhà trường lỗ rồi”.

Sự bù đắp tinh thần giúp tạo cân bằng, tạo nên sự trầm tĩnh, sáng suốt để con người dễ nhìn ra hai mặt phải trái cực thiện hay cực ác. Không có sự lầm chấp trắng đen, thiện ác. Trong thế giới nhị nguyên điều chắc chắn sẽ không bao giờ có sự bằng nhau, giống nhau. Chỉ có sự lầm chấp phút đầu để rồi bạn nhận ra sự khác nhau giữa ta và người đối diện để rồi bám vào cái ta đó mà phán xét mà đánh giá và mọi sự luôn bắt đầu như thế…

Hãy giúp cháu, hãy cho cháu đời sống chân thành, hồn nhiên các con ạ. Tiêu chí để dạy con cái, chỉ cần chân thành không cần khôn ngoan, trung thực không cần gian trá, chính chắn không cần mạnh mẽ. Sự khôn ngoan, gian trá và mạnh mẽ cuộc đời luôn sẵn sàng trao tặng vô điều kiện cùng với danh, cùng với lợi.

Kỳ Nam