Học lời Phật dạy qua Kinh A Di Đà (I)

Để đến được thế giới gọi là Cực Lạc, người học Phật phải sống trong chánh niệm. Danh từ Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Kinh được lặp lại rất nhiều trong Kinh văn A Di Đà. Hành trị Niệm giúp cho người tu có được Định và Tuệ. Có Tuệ giác, ta có được năng lực đưa ta đến cõi Cực Lạc.

 

Cõi đó không ở đâu xa, ngay nơi chúng ta đang sống.

佛說阿彌陀經

Phật thuyết A Di Đà Kinh

Nam mô A Di Đà Phật,

Kinh “Phật thuyết A Di Đà Kinh[i]”, hay còn được gọi là Kinh A Di Đà, là Kinh được Phật tử tụng phổ biến. Kinh A Di Đà thường được in ấn ở bản dịch âm tiếng Hán có nhiều từ Nôm khó hiểu. Phật tử Hoàng Phước Đại, pháp danh Đồng An, biên soạn, dịch thuật chú giải để các Phật tử có thể hiểu rõ hơn lời Phật dạy trong Kinh A Di Đà.

Trong quá trình biên soạn, tôi có sử dụng các dữ liệu từ các bài giảng của quý thầy để biên soạn được chính xác. Mong quý thầy hoan hỉ.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Đoạn kinh thứ 1:

1. 原文本

如是我聞。一時佛在舍衛國,祇樹給孤獨園。與大比丘僧,千二百五十人俱,皆是大阿羅漢,眾所知識:長老舍利弗、摩訶目犍連、摩訶迦葉、摩訶迦旃延、摩訶俱絺羅、離婆多、周利槃陀伽、難陀、阿難陀、羅侯羅、憍梵波提、賓頭盧頗羅墮、迦留陀夷、摩訶劫賓那、薄拘羅、阿那樓馱,如是等諸大弟子。

并諸菩薩摩訶薩:文殊師利法王子、阿逸多菩薩、乾陀訶提菩薩、常精進菩薩,與如是等諸大菩薩。及釋提桓因等,無量諸天大眾俱。

2. Dịch âm

Như thị ngã văn. Nhất thời Phật tại Xá-Vệ quốc, Kỳ thụ Cấp Cô Độc viên, dữ đại Tỳ kheo tăng, thiên nhị bá ngũ thập nhân câu, giai thị đại A La Hán, chúng sở tri thức:

Trưởng lão Xá Lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Ca Chiên Diên, Ma Ha Câu Hy La, Ly Bà Đa, Châu Lợi Bàn Đà Dà, Nan Đà, A Nan Đà, La Hầu La, Kiều Phạm Ba Đề, Tân Đầu Lô Phả La Đọa, Ca Lưu Đà Di, Ma Ha Kiếp Tân Na, Bạc Câu La, A Nậu Lâu Đà, như thị đẳng chư đại đệ tử.

Tinh chư Bồ Tát Ma Ha Tát. Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử, A Dật Đa Bồ Tát, Càn Đà Ha Đề Bồ Tát, Thường Tinh Tấn Bồ Tát, dữ như thị đẳng chư đại Bồ Tát, cập Thích Đề Hoàn Nhơn đẳng, vô lượng chư thiên đại chúng câu.

3. Dịch nghĩa

Đây là những điều tôi đã được nghe Phật nói. Một thời Phật còn cư trú  tại nước Xá Vệ, ở tu viện Rừng Kỳ Đà thuộc vườn Thụ Cấp Cô Độc. cùng với các vị đại Tỳ kheo, một ngàn hai trăm năm mươi vị, Đều là những đại A La Hán ai cũng biết đến: Trưởng lão Xá Lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Ca Chiên Diên, Ma Ha Câu Hy La, Ly Bà Đà, Châu Lợi Bàn Đà Già, Nan Đà, A Nan Đà, La Hầu La, Kiều Phạm Ba Đề, Tân Đầu Lô Phả La Đọa, Ca Lư Đà Di,Ma Ha Kiếp Tân Na, Bạt Câu La và A Nậu Lâu Đà, là những đệ tử lớn của Phật.

Cùng các vị Bồ Tát đại nhân như Văn Thù, A Dật Đà, Càn Đà Ha Đề, Thường Tinh Tấn, và rất nhiều các vị Bồ Tát lớn như thế, cùng với chư thiên như Thích Đề Hoàn Nhân, nhiều đến vô lượng, đều có mặt.

4. Chú giải

Như vầy tôi nghe, là lời khẳng định của thầy Ananda ( một thị giả của Phật), người đã nghe Phật thuyết giảng và đọc lại kinh này cho đại chúng nghe. Ananda nói đúng nguyên văn những gì thầy Ananda nghe được từ Phật. Thầy Ananda nói với đại chúng rằng Kinh A Di Đà  được Phật thuyết giảng kinh vào thời điềm Phật ở nước  Xá Vệ, tại tu viện thuộc khu rừng có tên là  Rừng Kỳ Đà thuộc vườn Cấp Cô Độc.  Tham dự buổi thuyết giảng này có  một ngàn hai trăm năm mươi vị đại Tỳ Kheo các vị này đều là các vị đã chứng đắc quá A La Hán, và uy danh đều được mọi người biết đến. Các vị đó là :

Trưởng lão Xá Lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Ca Chiên Diên, Ma Ha Câu Hy La, Ly Bà Đà, Châu Lợi Bàn Đà Già, Nan Đà, A Nan Đà, La Hầu La, Kiều Phạm Ba Đề, Tân Đầu Lô Phả La Đọa, Ca Lư Đà Di, Ma Ha Kiếp Tân Na, Bạt Câu La, A Nậu Lâu Đà, các thầy đều là các đệ tử lớn của Phật.

Lại có các vị đại Bồ Tát như: Pháp Vương Tử, Văn Thù Sư Lợi, Bồ Tát A Dật Đa, Bồ Tát Thường Tinh Tấn… các vị đại Bồ Tát như thế, cùng với vua cõi trời là Đe Thích và vô số chư thiên, đại chúng cùng quy tụ.

Như thị ngã văn (如是我聞), dịch là “Như vầy tôi nghe ”,  đây là lời khẳng định của Ananda ( một thị giả của Phật), người đã nghe Phật thuyết giảng và đọc lại kinh này cho đại chúng nghe. Ananda nói đúng nguyên văn những gì ngài nghe được từ Phật.

Nhất thời (一時,) dịch nghĩa là “một thời”, nêu thời điểm Phật ( 佛) thuyết giảng kinh.

Tại Xá Vệ quốc ( 在舍衛國) dịch là ở nước  Xá Vệ, Kỳ thụ Cấp Cô Độc viên ( 祇樹給孤獨園,) dịch là Rừng Kỳ Đà thuộc vườn Cấp Cô Độc. Trưởng giả Cấp Cô Độc tên thật là Tu Đạt Đa (Sudatta), do ông hay làm từ thiện bố thí, cứu giúp những người nghèo khổ, những người cô độc nên được gọi là Cấp Cô Độc. Cấp Cô Độc muốn mua vườn của Thái tử Kỳ Đà để xây dựng tu viện thỉnh Phật đến thuyết pháp. Thái tử bảo ông đem vàng lót đầy vườn thì Thái tử sẽ bán vườn cho ông. Khi ông trải vàng gần xong, Thái tử vui vẻ bảo thôi đừng chở vàng thêm nữa và Thái tử  xin cúng dường toàn bộ cây cối trong vườn cho  Phật, do đó khu rừng có tên Rừng Kỳ Đà thuộc vườn Cấp Cô Độc.

Dữ đại Tỳ kheo tăng, thiên nhị bá ngũ thập nhân câu (與大比丘僧,千二百五十人俱), dịch là cùng với các vị đại Tỳ Kheo, một ngàn hai trăm năm mươi vị.  Tỳ Kheo (比丘 )  là người thọ và hành trì 250 giới luật, Đại tỳ kheo tăng  (大比丘僧) là những vị đệ tử lớn của Phật.

Giai thị đại A La Hán (皆是大阿羅漢): Đều là các vị đại A La Hán. A La Hán (阿羅漢) là thánh quả cho người tu học đã thoát khỏi vòng sinh tử. Họ cùng Đức Phật hoằng pháp mang lại lợi lạc  cho tất cả các cõi trời người.

Chúng sở tri thức (眾所知識), được mọi người biết đến.

Trưởng lão Xá Lợi Phất (長老舍利弗, Shariputra). Trưởng lão chỉ người có đức hạnh và tu hành lâu năm. Trưởng lão Xá Lợi Phất, vị thầy nổi tiểng về trí tuệ siêu việt.

Ma Ha Mục Kiền Liên, (摩訶目犍連Mahamaudgalyayana). Ma Ha là để tôn xưng các vị có đức lớn và có trí tuệ, là những vị đệ tử lớn của Phật. Ma Ha Mục Kiền Liên là vị đại đệ tử của Phật, rất giỏi phép thần thông, thầy được công nhận là thần thông đệ nhất trong hàng ngũ các đệ tử Phật.

Ma Ha Ca Diếp, (摩訶迦葉、Mahakashyapa ). Thầy Ma Ha Ca Diếp nối tiếng trong số các đệ tử xuất gia của Đức Phật, thực hành khổ hạnh. Thầy Ma Ha Ca Diếp là người chủ trì lần kiết tập Kinh điển thứ nhất tại thành Vương xá, với sự tham gia của 500 vị A La Hán.

Ma Ha Ca Chiên Diên, ( 摩訶迦旃延、Mahakatyayana ). Thầy Ma Ha Ca Chiên Diên   nổi tiếng về luận nghị, lý luận của thầy rất vững chãi và đanh thép.

Ma Ha Câu Hy La, ( 摩訶俱絺羅、Mahakausthila ). Thầy Ma Ha Câu Hy La nổi tiếng về tài đối đáp trong thuyết pháp

Ly Bà Đà, ( 離婆多、Revata ). Thầy Ly Bà Đà chứng đắc giải thoát không còn bị dính mắc vào thiện và ác.

Châu Lợi Bàn Đà Già, ( 周利槃陀伽、Suddhipanthaka). Thầy Châu Lợi Bàn Đà Già, khi mới xuất gia đầu óc tăm tối, trong bốn tháng cũng không thuộc được bài kệ:. Sau này nhờ Phật dạy, thầy đã  chứng quả A-la-hán  nắm rõ được kinh Phật.

Nan Đà, (難陀、Nanda), Thầy Nan Đà là em  trai của Đức Phật,

A Nan Đà, (阿難陀、Ananda ), thầy A Nan Đà em họ của Đức Phật, là thị giả có trí nhớ siêu phàm.

La Hầu La, ( 羅侯羅、Rahula), thầy La Hầu La  là con của Đức Phật

Kiều Phạm Ba Đề, ( 憍梵波提、Gavampati), thầy Kiều Phạm Ba Đề có tướng mạo xấu, do trong đời quá khứ, lúc Ngài làm sa di, nhân thấy một vị lão tăng không răng niệm Phật, tụng kinh, liền cười ghẹo là trông giống như trâu đang nhai cỏ. Sau này Ngài tuy xuất gia chứng quả, dư báo vẫn chưa hết, miệng luôn nhai nhóp nhép.

Tân Đầu Lô Phả La Đọa, (賓頭盧頗羅墮、Pindolabharadvaja), thầy Tân Đầu Lô Phả La Đọa vốn là đại thần của vua Ưu Điền nước Câu Diễm Di.

Ca Lư Đà Di, ( 迦留陀夷、Kalodayin ). Thầy Ca Lư Đà Di có thân hình thô đen, nhưng thường tỏa ánh sáng chiếu sáng trong đêm tối. Đó là do quả báo thuở xưa để mình trần thắp đèn trước tượng Phật mà ra. Thầy nối tiếng, nên được xưng tụng là bậc Giáo Hóa đệ nhất.

Ma Ha Kiếp Tân Na, ( 摩訶劫賓那、Mahakapphina).  Thầy Ma Ha Kiếp Tân Na cũng thông hiểu thiên văn bậc nhất nên được xưng tụng là bậc Tri Tinh Tú đệ nhất.

Bạt Câu La ( 薄拘羅、Vakula,) . Thầy薄拘羅là bậc thiểu dục tri túc, thân không bao giờ khoác y dày. Thầy có vẻ  mặt nghiêm túc, đoan chánh

A Nậu Lâu Đà, ( 阿那樓馱tiếng phạn là Aniruddha). Thầy A Nậu Lâu Đà là em họ của Phật, bị mù cả hai mắt. Thầy chứng đắc Thiên Nhãn Thông; thấy rõ cả 3 cõi.

Như thị đẳng đại đệ tử, ( 如是等諸大弟子): những đệ tử lớn của Phật.

Tinh ( 并), dịch là Cùng nhau, bao gồm.

Chư (諸 ), dịch là cùng với, các, mọi.

Tinh chư ( 并諸 ), dịch là cùng với.

Bồ Tát ( 菩薩), Bồ Tát là một người tỉnh thức. Bồ Tát từ chữ Boddhisatava mà ra, có nghĩa là con người tỉnh thức và đang giúp người khác tỉnh thức. Bồ Tát Ma Ha Tát ( 菩薩摩訶薩) dịch là các vị đại bồ tát.

Văn Thù Sư Lợi Phaùp vöông töû ( 文殊師利法王子). Thầy  là con thứ ba của vua Vô Tránh Nhiệm có tên là Thái tử Vương Chúng. Ngài cúng dường Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sanh nên được hiệu là Văn Thù Sư Lợi.  Bồ tát Văn Thù Sư Lợi xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật…như là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca.

Dữ như thị (與如是), dịch  cùng đều như vậy.

Ðẳng chư (等諸), dịch cùng hàng, cùng thứ bậc.

Đại Bồ Tát (大菩薩 ) dịch Bồ tát lớn

Cập (及) dịch đều, như

Vô lượng( 無量), dịch rất nhiều

Chư thiên đại chúng câu (諸天大眾俱), dịch các vị đại chúng nhà trời.

Đoạn kinh thứ 2:

1.  原文本

爾時,佛告長老舍利弗:「從是西方,過十萬億佛土,有世界名曰極樂,其土有佛,號阿彌陀,今現在說法。」

舍利弗,彼土何故名為極樂?其國眾生,無有眾苦,但受諸樂,故名極樂。」

2. Dịch âm

Nhĩ thời, Phật cáo Trưởng lão Xá Lợi Phất Tùng thị Tây phương,  quá thập vạn ức Phật độ, hữu thế giới danh viết Cực Lạc. Kỳ độ hữu Phật, hiệu A Di Ðà, kim hiện tại thuyết pháp.

Xá Lợi Phất! Bỉ độ hà cố danh vi Cực Lạc? Kỳ quốc chúng sanh, vô hữu chúng khổ, đản thọ chư lạc, cố danh Cực Lạc.

3. Dịch nghĩa

Lúc bấy giờ Phật gọi thầy Xá Lợi Phất và bảo: Từ đây đi qua phương Tây, cách khoảng mười vạn ức cõi Phật, có một thế giới gọi là Cực Lạc, trong cõi ấy, có một vị Phật tên là A Di Đà, hiện đang thuyết pháp.

Xá Lợi Phất! đất nước ấy vì sao gọi là Cực Lạc? Bởi vì dân chúng trong nước ấy không biết khổ là gì, chỉ hưởng thụ mọi thứ an lạc, cho nên cõi ấy được gọi là Cực Lạc.

4. Chú giải

Kinh  A Di Đà  thuộc về loại kinh “vô vấn tự thuyết” nghĩa là tuy không có ai hỏi cả mà Phật tự nhiên nói ra.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo Trưởng lão Xá Lợi Phất, từ đây đi qua phương Tây, cách khoảng mười vạn ức cõi Phật, có một thế giới gọi là Cực Lạc.

Thế giới Cực Lạc là thế giới hết sức vui vẻ. Thế giới này có một vị Phật tên là A Di Đà. A Di Đà là tiếng Phạn, có nghĩa là Vô lượng quang, cũng có nghĩa là Vô lượng thọ. Vô lượng quang là ánh sáng của ngài chiếu soi mười phương thế giới không bị chướng ngại. Vô lượng thọ là sanh mạng của ngài trải qua trăm ngàn vạn ức đại kiếp cũng không cùng tận.

“Này Xá Lợi Phất, đất nước ấy vì sao gọi là Cực Lạc? Bởi vì dân chúng trong nước ấy không biết khổ là gì, chỉ hưởng thụ mọi thứ an lạc, cho nên cõi ấy được gọi là Cực Lạc.

Đoạn Kinh này định nghĩa về Cực Lạc. Chúng sanh ở trong cõi nước đó không biết khổ là gì, chỉ hưởng thụ hạnh phúc mà thôi. Vì vậy, cõi đó gọi là cõi Cực Lạc. Chữ “Cực” có nghĩa là rất; Cực Lạc là rất sung sướng.

Nhĩ thời (爾時) dịch là lúc bấy giờ.  Chính là ngay thời điểm vô lượng chư Thiên, Bồ-tát, Thanh Văn, A La Hán, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di cùng nhóm họp để nghe Phật thuyết pháp.

Cáo ( 告) dịch là bảo, nói. Phaät caùo Tröôûng laõo Xá Lợi Phất ( 佛告長老舍利弗), dịch là  Đức bảo Trưởng lão Xá Lợi Phất.

Tùng thị ( 從是), dịch là từ đây. Từ địa điểm tịnh xá ở Vườn Kỳ Thụ Cấp Cô Độc.

Tây phương( 西方), dịch là phương Tây. hướng Tây. Tuøng thò Taây phöông(從是西方), dịch là từ đây đi qua phương Tây. Từ địa điểm tịnh xá ở Vườn Kỳ Thụ Cấp Cô Độc của nước Xá Vệ đi  về hướng Tây.

Qua (過), dịch là cách, khoảng.

Thập vạn ức  ( 十萬億), dịch là mười vạn ức. Ức (億 ), dịch là vạn, nhiều.

Phật độ (佛土), dịch là cõi Phật

Hữu thế giới danh viết Cực Lạc (有世界名曰極樂), dịch là có một thế giới gọi là Cực Lạc.

Kỳ độ ( 其土) dịch là trong cõi ấy, trong đất ấy.  Kyø ñoä höõu Phaät (其土有佛) dịch là có một thế giới gọi là Cực Lạc, trong cõi ấy.

Hiệu ( 號) dịch là tên, danh xưng.

Hiệu A Di Đà ( 號阿彌陀 ), dịch là có một vị Phật tên là A Di Đà.

Kim ( 今) dịch là hieän, ngay bây giờ.

Kim taïi thuyeát phaùp ( 今現在說法), dịch là hiện đang thuyết pháp.

Xá Lợi Phất ( 舍利弗),thầy Xaù Lợi Phaát

Bỉ độ( 彼土 ), bên cõi ấy, bên đất ấy.

Hà cố (á何故) , dịch là tại sao.

Danh ( 名), dịch là tên gọi.

Danh vi Cöïc Laïc ( 名為極樂), dịch là tên là cực lạc.

Kỳ(其), dịch là cái nó, việc đó.

Kỳ quốc chúng sanh (其國眾生), dịch là chúng sanh ở nước đó.

Vô ( 無), dịch là không có.

Vô hữu chúng khổ (無有眾苦), dịch là Chúng sanh không có khổ

Đản(但), dịch là nhưng, chỉ.

Đản thọ chư lạc (但受諸樂), dịch là chỉ hưởng thụ hạnh phúc

Cố ( 故) dịch là cho nên, vì vậy.

Cố danh Cực Lạc ( 故名極樂), dịch là Vì vậy, gọi là Cực Lạc.

Đoạn kinh thứ 3:

1. 原文本

又舍利弗! 極樂國土,七重欄楯,七重羅網,七重行樹,皆是四寶周匝圍繞,是故彼國名為極樂。

2. Dịch âm

Hựu Xá Lợi Phất! Cực Lạc quốc độ, thất trùng lan thuẫn, thất trùng la võng, thất trùng hàng thọ, giai thị tứ bảo, châu tráp vi nhiễu, thị cố bỉ quốc danh vi Cực Lạc.

3. Dịch nghĩa

Này nữa, Xá Lợi Phất! Ở nước Cực Lạc,  có bảy lớp lan can, bảy lớp lưới giăng, bảy lớp hàng cây, tất cả đều được làm bằng bốn thứ châu báu, bao quanh giáp vòng, vì vậy cõi ấy được gọi là cõi Cực Lạc.’’

4. Chú giải

Đoạn kinh này nói về môi trường trang nghiêm của cõi Cực Lạc.

Cõi Cực Lạc có 7 lớp lan can bảy lớp lưới giăng và bảy lớp hàng cây,  tất cả đều được làm bằng bốn thứ châu báu, bao quanh giáp vòng, Vì  cõi ấy đẹp như thế nên được gọi là cõi Cực Lạc.

Trùng (重),dịch là lớp.

Lan thuẫn ( 欄楯),lan can.

La võng (羅網),lưới giăng.

Hàng thụ ï(行樹,), hàng cây.

Táp vi nhiễu  (  匝圍繞 ), vây vòng quanh.

Đoạn kinh thứ 4:

1.  原文本

又舍利弗。極樂國土,有七寶池,八功德水,充滿其中,池底純以金沙布地。四邊階道,金、銀、琉璃、玻璃合成。上有樓閣,亦以金、銀、琉璃、玻璃、硨磲、赤珠、瑪瑙而嚴飾之。池中蓮花大如車輪,青色青光、黃色黃光、赤色赤光、白色白光,微妙香潔。

2. Dịch âm

Hựu Xá Lợi Phất! Cực Lạc quốc độ, hữu thất bảo trì, bát công đức thủy, sung mãn kỳ trung, trì để thuần dĩ kim sa bố địa. Tứ biên giai đạo, kim, ngân, lưu ly, pha lê hiệp thành. Thượng hữu lâu các, diệc dĩ kim, ngân, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não nhi nghiêm sức chi. Trì trung liên hoa đại như xa luân: thanh sắc thanh quang, huỳnh sắc huỳnh quang, xích sắc xích quang, bạch sắc bạch quang, vi diệu hương khiết.

3. Dịch nghĩa

‘‘Này nữa, Xá Lợi Phất, ở nước Cực Lạc có rất nhiều hồ thất bảo chứa đầy thứ nước có tám công đức, dưới đáy hồ toàn là cát vàng; bốn bên hồ có những lối đi làm bằng vàng, bạc, lưu ly và pha lê; phía trên các con đường ấy lại có vô số lâu đài, cũng được xây dựng và trang trí bằng các chất liệu vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu và mã não. Sen trong các hồ lớn như những chiếc bánh xe, sen xanh chiếu hào quang xanh, sen vàng chiếu hào quang vàng, sen đỏ chiếu hào quang đỏ, sen trắng chiếu hào quang trắng, hương sen tỏa ra vi diệu và tinh khiết.

4. Chú giải

Bảy báu  gồm vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não. Phật dạy thầy Xá Lợi Phất, ở cõi Cực Lạc có ao  bằng bảy báu và trong đó chưa đầy nước tám công đức. Nước tám công đức đó có công dụng như sau:1. Trừng tịnh: lắng gạn trong sạch; 2. Thanh lãnh: trong trẻo mát lạnh; 3. Cam mỹ: mùi vị ngon ngọt; 4. Khinh nhuyễn: nhẹ nhàng mềm mại; 5. Nhuận trạch: thấm nhuần tươi mát; 6. An hòa: yên ổn hòa nhã; 7. Trừ được đói khát và vô số khổ não; 8. Trưởng dưỡng thân tứ đại, tăng trưởng các thiện căn. Và nước tám công đức đó chứa đầy trong ao. Ao trong cõi Cực Lạc đáy ao toàn là cát vàng. Tiếp theo đoạn kinh miêu tả bốn bên hồ có những lối đi và được làm bởi kim, ngân, lưu ly, pha lê. Phía trên có lầu gác  đều dùng  châu báu như kim, ngân, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não trang trí.

Thất bảo trì ( 七寶池), hồ bảy báo. Trì ( 池). Dịch là hồ.

Bát công đức thủy ( 八功德水), nước tám công đức.

Sung mãn kỳ trung (充滿其中), tràn đầy bên ở trong.

Kim sa (金沙), đất bằng vàng.

Giai đạo (階道 ), đều là đường đi.

Lâu các (樓閣 ), nhà lầu, gác.

Diệc dĩ ( 亦以), đều là, cũng là.

Nghiêm sức ( 嚴飾), trang trí đẹp.

Đoạn kinh thứ 5:

1. 原文本

舍利弗。極樂國土,成就如是功德莊嚴。

又舍利弗。彼佛國土,常作天樂。黃金為地。晝夜六時,雨天曼陀羅華。其土眾生,常以清旦,各以衣祴盛眾妙華,供養他方十萬億佛,即以食時,還到本國,飯食經行。

2. Dịch âm

Xá Lợi Phất! Cực lạc quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm.

Hựu Xá Lợi Phất! Bỉ Phật quốc độ, thường tác thiên nhạc, hoàng kim vi địa, trú dạ lục thời, vũ thiên Mạn Đà La. Kỳ độ chúng sanh, thường dĩ thanh đán, các dĩ y kích, thịnh chúng diệu hoa, cúng dường tha phương thập vạn ức Phật, tức dĩ thực thời, hoàn đáo bổn quốc, phạn thực kinh hành.

Xá Lợi Phất! Nước Cực Lạc đầy đủ những công đức trang nghiêm như thế.’’

3. Dịch nghĩa

Lại này Xá Lợi Phất, cõi nước Phật kia, thường trỗi nhạc trời, vàng ròng làm đất, ngày đêm sáu thời, mưa hoa Mạn Đà La cõi trời. Chúng sanh ở cõi ấy, cứ mỗi sáng sớm, thường dùng đãi y, đựng các hoa đẹp, đem cúng dường mười vạn ức Phật ở phương khác, vừa đến giờ ăn, trở về nước mình, ăn cơm, kinh hành.

Phật dạy thầy Xá Lợi Phất nước cực lạc có đầy đủ hạnh nguyện trang nghiêm như thế.

4. Chú giải

Ở nước cực lạc, có  những con chim bạch hạc, khổng tước, anh vũ, xá lợi, ca lăng tần già, và cọng mạng…Những con chim này thay phiên nhau hót, một ngày sáu lần (trú dạ lục thời). Đó là sáu thời công phu Ngày xưa trong sự tu tập người ta chia một ngày làm sáu phần gọi trú dạ lục thời. Trú là ban ngày, dạ là ban đêm. Sáu thời gồm: Đầu ngày (từ 6 giờ đến 10 giờ), giữa ngày (từ 10 giờ đến 14 giờ), cuối ngày (từ 14 giờ đến 18 giờ) và đầu đêm (từ 18 giờ đến 22 giờ), giữa đêm (từ 22 giờ đến 2 giờ), cuối đêm (từ 2 giờ đến 6 giờ). Những con chim này biết rằng dân chúng mỗi ngày đều thực tập sáu thời cho nên bắt đầu mỗi thời là hót lên, và trong khi chim hót lên thì ta nghe được tiếng pháp trong đó.

Chúng sanh ở cõi cực lạc  ấy, cứ mỗi sáng sớm, thường dùng vạt áo, đựng các hoa đẹp, đem cúng dường vô số Phật ở phương khác, vừa đến giờ ăn, trở về cõi cực lạc để ăn cơm rồi kinh hành.

Xá Lợi Phất ( 舍利弗 ), thầy Xá Lợi Phất

Cực lạc quốc độ ( 極樂國土,  ), đất nước cực lạc.

Thành tựu (成就), đạt được.

Như thị (如是), như vậy. Khẳng định sự trang nghiêm đã nói ở phần trên: ao báu, nước tám công đức, lầu gác, hoa sen v.v…

Công đức ( 功德),  tích lũy được do làm các việc thiện.

Trang nghiêm ( 莊嚴),  trang hoàng đẹp đẽ.

Thường tác (常作), luôn làm như thế.

Thiên nhạc (天樂), âm thanh của nhạc trời.

Hoàng kim vi địa (黃金為地), vàng ròng làm đất.

Trú dạ lục thời ( 晝夜六時), ngày đêm sáu thời

Thường dĩ thanh đán ( 常以清旦), Thanh đán, có nghĩa là lúc mới vừa rạng sáng. Nói “thường dĩ” là hàm ý: ngày nào cũng làm như thế.

Các dĩ y kích ( 各以衣祴), đều dùng vạt áo.

Thịnh chúng diệu hoa (盛眾妙華), chứa đầy hoa vi diệu. Thịnh có nghĩa là chứa đựng.

Cúng dường ( 供養), Cúng là dâng, Dường là cung kính. Cúng dường có nghĩa là kính dâng lên.

Tha phương ( 他方), các phương khác.

Thập vạn ức Phật (十萬億佛), diễn tả số nhiều đến cùng cực.

Tức dĩ thực thời (即以食時), ngay lúc đó.

Hoàn đáo bổn quốc (還到本國), trở về lại nước đó. Tức dĩ thực thời hoàn đáo bổn quốc, có thể hiểu là chúng sanh sau khi đi hái hoa vào buổi sáng lập tức trở về cõi nước cực lạc.

Phạn thực ( 飯食), nghĩa là dùng cơm.

Kinh hành ( 經行), tức là đi nhiễu xung quanh, đi vòng quanh. Người Phật tử sau khi dùng cơm xong thường đi hành thiền để tu dưỡng thân tâm.

Đoạn kinh thứ 6:

Nguyên văn

1.   原文本

舍利弗。極樂國土,成就如是功德莊嚴。

復次舍利弗:「彼國常有種種奇妙雜色之鳥:白鶴、孔雀、鸚鵡、舍利、迦陵頻伽、共命之鳥。是諸眾鳥,晝夜六時,出和雅音。其音演暢五根、五力、七菩提分、八聖道分,如是等法。其土眾生,聞是音已,皆悉念佛、念法、念僧。

2. Dịch âm

Xá Lợi Phất! Cực lạc quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm.

Phục thứ Xá Lợi Phất! Bỉ quốc thường hữu chủng chủng kỳ diệu, tạp sắc chi điểu: Bạch Hạc, Khổng Tước, Anh Võ, Xá Lợi, Ca Lăng Tần Già, Cộng Mạng chi điểu, thị chư chúng điểu, trú dạ lục thời, xuất hòa nhã âm. Kỳ âm diễn xướng: Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề phần, Bát Thánh Đạo phần, như thị đẳng pháp. Kỳ độ chúng sanh, văn thị âm dĩ, giai tất niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

3. Dịch nghĩa

Này Xá Lợi Phất, cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế!

Lại này nữa Xá Lợi Phất, cõi nước kia thường có các loài chim màu sắc kỳ diệu, như Bạch Hạc, Khổng Tước, Anh Võ, Xá Lợi, Ca Lăng Tần Già, Cộng Mạng. Những thứ chim này, ngày đêm sáu thời, hót lên tiếng hòa nhã, tiếng ấy diễn xướng năm căn, năm lực, bảy Bồ Đề Phần, tám Thánh Đạo Phần.  Ai nghe tiếng này rồi, tự nhiên đều sanh tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

4. Chú giải

Hai chữ “như thị” trong đoạn Kinh “ Xá Lợi Phất! Cực lạc quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm” kết lại lời khen ngợi cõi nước Cực Lạc có các thứ thiên hoa, thiên nhạc…

Tiếp theo là đoạn Kinh “ Phục thứ Xá Lợi Phất! Bỉ quốc thường hữu chủng chủng kỳ diệu, tạp sắc chi điểu..”. Đoạn Kinh này thuyết minh lần nữa về cảnh kỳ diệu trong cõi Cực Lạc.

Sống trong chánh niệm và định, chúng ta  có tuệ giác để nghe trong tiếng gió và tiếng chim có tiếng nói pháp. Tiếng nói pháp này có thể được xem như là tiếng nói pháp của đức Phật A Di Đà hay là của những con chim ở cõi Cực Lạc. Nếu có niệm và định thì chúng ta có tuệ giác để thấy và nghe trong đời sống hàng ngày đều là pháp thoại.

Phục ( 復), có nghĩa là lại nữa, lần nữa.

Thứ ( 次), là tiếp theo.

Phục thứ ( 復次), nhằm khẳng định cõi cực lạc gồm có các thứ diệu cảnh như có các loài chim màu sắc kỳ diệu, như Bạch Hạc, Khổng Tước, Anh Võ, Xá Lợi, Ca Lăng Tần Già, Cộng Mạng.

Thường hữu (常有), luôn xảy ra sự việc như thế.

Chủng chủng ( 種種 ), quá nhiều, rất nhiều .

Kỳ diệu ( 奇妙 ), rất lạ lùng, đẹp đẽ.

Tạp sắc ( 雜色), có nhiều màu.

Bạch Hạc (白鶴), chim trắng, mỏ dài, chân cao, lông trắng, có khả năng bay rất xa, tiếng kêu lớn và thanh.

Khổng Tước ( 孔雀), là chim Công, đuôi dài, con trống rất đẹp, thường xoè đuôi và cánh ra như cánh quạt, màu sắc sặc sỡ.

Anh Vũ  (鸚鵡), Anh vũ là chim Vẹt, lông xanh, mỏ quặp, có khả năng nói được tiếng người.

Xá Lợi (舍利), Xá lợi là chim Thu, còn được gọi là chim Bách thiệt, mắt rất trong, tiếng hót dịu dàng, thanh thoát, có thể nói được tiếng người

Ca Lăng Tần Già (迦陵頻伽), Ca lăng tần già là tên của một loài chim quý, lông màu đen, mỏ đỏ, tiếng hót cực hay, êm ái, véo von hơn cả tiếng trời, thường sống thành cặp chẳng hề rời nhau, còn được gọi là Mỹ âm điểu, Diệu thanh điểu. Tiếng hót của loài chim này thường được ví như pháp âm của Phật.

Cộng Mạng  (共命), là một loài chim lạ, cực kỳ quý hiếm sống ở Tuyết sơn, với đặc điểm là tuy một thân nhưng có hai đầu nên còn gọi là Mạng mạng điểu hay Sanh sanh điểu.

Bạch hạc, Khổng tước, Anh vũ, Xá lợi, Ca lăng tần già, Cộng mạng là những loại chim có màu sắc đẹp, giọng hót hay và quý hiếm. Các loài chim này được đề cập đến trong kinh Phật. Đức Phật thường lấy giọng hót của các loại chim này, để so sánh và tán thán những vị Tăng thuyết pháp có âm thanh vi diệu, chinh phục được thính chúng, đưa họ trở về chánh đạo. Đặc biệt, ở Tịnh độ của Phật A Di Đà thì Bạch hạc, Khổng tước, Anh vũ, Xá lợi, Ca lăng tần già, Cộng mạng liên tục ngày đêm hót lên những pháp âm vi diệu khiến người nghe phát tâm niệm Phật, niệm Pháp và niệm Tăng.

Thị chư (是諸), chỉ các loài Bạch Hạc, Khổng Tước…. vừa nhắc tới ở đoạn trên.

Thị chư chúng điểu, trú dạ lục thời (是諸眾鳥 晝夜六時), các loài chim hóa hiện ấy thuyết pháp không hề gián đoạn.

Hòa nhã (出和), thanh tao, dịu dàng,

Xuất hòa nhã âm (出和雅音 ),  âm thanh điệu kỳ, tao nhã khiến người nghe sanh tâm vui thích, tâm ý thanh thản, khoáng đạt.

Kỳ âm (其音), chỉ các âm thanh hòa nhã của các loài chim kì diệu

Kỳ âm diễn sướng ( 其音演暢), Âm thanh của chúng có thể “diễn” nói các diệu pháp, khiến cho tâm người nghe sảng khoái

Ngũ Căn (五根 ), năm nền tảng căn bản đưa đến việc sản sinh và tăng trưởng thiện nghiệp. Bao gồm:

1. Tín căn, lòng tin vững chắc vào Tam Bảo,

2. Tấn căn, sự nổ lực siêng năng, tinh tấn dũng mãnh trong việc thực hành tu tập.

3. Niệm căn, nhớ nghĩ đến việc tu tập, trì giới.

4. Định căn, tâm trụ vào một nơi, một chỗ để lắng tâm yên tịnh, chuyên chú vào chánh pháp.

5. Huệ căn. hiểu rõ được chân lý như thật của vô thường.

Ngũ Lực ( 五力), năm lực có được nhờ vào năm căn tăng trưởng sinh ra trong tu tập, trì giới . Đó chính là thần lực của năm căn,

Bao gồm:

1. Tín lực, sức mạnh do tín căn sinh ra.

2. Tấn lực, sức mạnh do tấn căn sinh ra.

3. Niệm lực, sức mạnh do niệm căn sinh ra.

4. Định lực sức mạnh do định căn sinh ra.

5. Huệ lực  sức mạnh do huệ căn sinh ra.

Thất Bồ Đề Phần ( 七菩提分), còn gọi là thất giác chi, bảy phương pháp tu tập nhằm giúp người tu  đạt được giác ngộ. Bao gồm

– Trạch Pháp: Dùng trí tuệ để lựa chọn phương pháp tu.

– Tinh tấn: Luôn luôn dũng tiến trên bước đường tu tập.

–  Hỷ:  Sanh tâm hoan hỷ và phấn chí tu hành

–  Khinh an: Nhẹ nhàng, an ổn .

– Niệm: Thường ghi nhớ

–  Định: Tâm chuyên chú, tập trung.

–  Xả: Không vướng bận.

Bát Thánh Đạo Phần ( 八聖道分), tám con đường hay tám phương tiện mầu nhiệm đưa chúng sinh đến bờ giác ngộ.

Chánh kiến: Thấy đúng với sự thật khách quan.

Chánh tư duy: Suy nghĩ, xét nghiệm chân chánh, tư tưởng đúng với lẽ phải.

Chánh ngữ: Lời nói chân thật, công bình, ngay thẳng và hợp lý.

Chánh nghiệp : Hành động, việc làm chân chính, đúng với lẽ phải, phù hợp với chân lý, có lợi ích co người lẫn vật.

Chánh mạng: Sống một cuộc đời ngay thật, không gian tham, không làm giàu trên mồ hôi, nước mắt của người khác, không làm cho người và vật phải đau khổ vì nghề nghiệp của mình.

Chánh tinh tấn: Chuyên cần, siêng năng làm việc chánh nghĩa, lợi lạc cho mình cũng như cho người và vật.

Chánh niệm: Ghi nhớ đến những điều hay lẽ phải, những điều lợi lạc cho mình cho người,.

Chánh định: Tập trung tư tưởng vào một vấn đề chính đáng, đúng với chân lý, có lợi ích cho mình và người.

Như thị đẳng pháp ( 如是等法 ), Cũng như mọi pháp khác. “ Như thị”, chỉ các pháp Ngũ Căn, Ngũ Lực… vừa nêu trên. Chữ “Đẳng” hàm ý còn nhiều pháp khác nữa như Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần…. hoặc Tứ Nhiếp Pháp, Lục Độ, cho đến vô lượng pháp môn.

Kỳ độ (其土), cõi ấy, tức là cõi Cực Lạc.

Văn thị âm dĩ  (聞是音已) , nghe các âm như vậy. “Thị âm” chỉ các pháp âm do các loài chim phát ra, “ Dĩ ” có nghĩa là đã xong, đã hoàn tất. Giai tất niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng (皆悉念佛、念法、念僧), đều cùng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Phật, Pháp, Tăng là Tam Bảo. Bảo có nghĩa là tôn quý. Phật, Pháp, Tăng là ba thứ tôn quý nhất trong mọi pháp xuất thế và thế gian. Ý nói sau khi được nghe các pháp âm ấy, ai nấy đều xưng niệm Tam Bảo.

Đoạn kinh thứ 7:

1.   原文本

舍利弗。汝勿謂此鳥,實是罪報所生,所以者何?彼佛國土,無三惡道。

舍利弗。其佛國土,尚無惡道之名,何況有實。是諸眾鳥,皆是阿彌陀佛,欲令法音宣流,變化所作。

2. Dịch âm

Xá Lợi Phất! Nhữ vật vị thử điểu, thật thị tội báo sở sanh. Sở dĩ giả hà? Bỉ Phật quốc độ vô tam ác đạo.

Xá Lợi Phất! Bỉ Phật quốc độ thượng vô ác đạo chi danh, hà huống hữu thật?

Thị chư chúng điểu giai do A Di Đà Phật, dục linh pháp âm tuyên lưu, biến hóa sở tác.

3. Dịch nghĩa

Xá Lợi Phất, thầy đừng tưởng rằng các loài chim ấy đã được sinh ra trên căn bản nghiệp báo. Tại sao? Tại vì ở nước Phật kia không có ba nẻo đường đen tối là địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.

Xá Lợi Phất! Ở nước ấy danh từ ác đạo mà còn không có, huống hồ là sự thực về ác đạo. Những con chim kia đã được Phật A Di Đà biến hóa ra với mục đích là làm cho pháp âm được tuyên lưu rộng rãi trong xứ của ngài.

4. Chú giải: 

Kinh văn khẳng định Cõi Phật A Di Đà là cõi cực lạc.

Vật vị (  勿謂 ) đừng bảo, đừng nói. Dùng để răn nhắc.

Thử thị ( 實是), chỉ những loài chim đã kể ở trên như bạch hạc, khổng tước…

Tội báo sở sanh ( 罪報所生), nghĩa là do tạo tội nghiệp nên chiêu cảm ác báo thọ sanh trong đường ác.

Sở dĩ giả hà? (所以者何)?Tại sao lại như vậy?

Tam Ác Đạo( 三惡道 ), còn gọi là Tam Đồ, hoặc Tam Ác Thú, tức là:

a) Địa Ngục

b) Ngạ Quỷ

c) Súc Sanh:

Đoạn kinh thứ 8:

1.   原文本

舍利弗。彼佛國土,微風吹動諸寶行樹,及寶羅網,出微妙音,譬如百千種樂,同時俱作。聞是音者,自然皆生念佛、念法、念僧之心。

舍利弗。其佛國土,成就如是功德莊嚴。

2. Dịch âm

Xá Lợi Phất. Bỉ Phật quốc độ, vi phong xuy động, chư bảo hàng thọ, cập bảo la võng, xuất vi diệu âm, thí như bá thiên chủng nhạc, đồng thời câu tác. Văn thị âm giả, tự nhiên giai sanh niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng chi tâm.

Xá Lợi Phất. Kỳ Phật quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm.

3. Dịch nghĩa

Xá Lợi Phất, ở nước Phật ấy, mỗi khi có gió nhẹ xao động các hàng cây và các màn lưới châu báu thì người ta được nghe những âm thanh vi diệu, giống như là có trăm ngàn nhạc khí cùng được tấu lên một lần. Người dân nước ấy mỗi khi nghe các âm thanh kia thì đều nhiếp tâm niệm Phật, niệm Pháp và niệm Tăng.

Xá Lợi Phất, nước Cực Lạc đẹp tuyệt vời như thế đấy.

4. Chú giải:

Đoạn kinh “ Xá Lợi Phất. Bỉ Phật quốc độ, vi phong xuy động, chư bảo hàng thọ, cập bảo la võng, xuất vi diệu âm, thí như bá thiên chủng nhạc, đồng thời câu tác” , diễn tả ở cõi cực lạc, Mỗi khi có gió nhẹ xao động các hàng cây và các màn lưới châu báu, chúng khua động lẫn nhau, chạm ngọc, lay vàng, tạo thành vô lượng âm thanh vi diệu. giống trăm ngàn thứ âm nhạc trên trời  cùng hòa tấu.

Ở cõi Tịnh Độ, khi có gió đi qua các hàng cây và các màn lưới châu báu thì có những âm thanh vi diệu, có âm nhạc và có lời thuyết pháp. Và khi được nghe những âm thanh như vậy thì có cơ hội để dân chúng nhiếp tâm niệm Phật, niệm Pháp và niệm Tăng.

Vi phong (微風), là gió nhẹ.

Chư bảo hàng thụ ( 諸寶行樹 ), là những hàng cây báu do thất bảo hợp thành.

Bảo la võng (寶羅網),  là những mành lưới do các thứ báu kết thành.

Xuất vi diệu âm (出微妙音), tạo ra nhưng âm thanh kì diệu.

Thí như bách thiên chủng nhạc  ( 譬如百千種樂), giống trăm ngàn loại âm nhạc trên trời.

Đồng thời câu tác ( 同時俱作 ), cùng phát ra một lúc.

Văn thị âm (聞是音), nghe âm thanh như vậy. Những âm thanh vi diệu do gió lùa qua cây báu, mành lưới báu phát ra, cũng như những pháp âm được diễn nói.

Tự nhiên (自然 ), không cần phải nhắc nhở.

Đoạn kinh thứ 9:

1.  原文本

舍利弗。於汝意云何?彼佛何故號阿彌陀?

舍利弗。彼佛光明無量,照十方國,無所障礙,是故號為阿彌陀。

2. Dịch âm

Xá Lợi Phất! Ư nhữ ý vân hà?  Bỉ Phật hà cố hiệu A-Di-Đà?

Xá Lợi Phất! Bỉ Phật quang minh vô lượng, chiếu thập phương quốc, vô sở chướng ngại, thị cố hiệu vi A-Di-Đà.

3. Dịch nghĩa

Xá Lợi Phất! Thầy nghĩ sao? Đức Phật kia tại sao có tên là A Di Đà? Xá Lợi Phất! Tại vì đức Phật ấy là ánh sáng vô lượng có thể chiếu soi được tất cả các cõi nước trong mười phương mà ánh sáng ấy không hề bị ngăn cách. Vì vậy nên ngài được gọi là A Di Đà.

4. Chú giải:

Một vị bồ tát, một vị Phật luôn luôn từ cơ thể phóng ra ánh sáng. Đó là ánh sáng của chánh niệm. Ánh sáng của các vị Phật đi rất xa. Phóng ra ánh sáng đó để làm gì? Để soi đường và giúp người ta đừng bước sa vào hầm hố của khổ đau.

Quang minh Vô Lượng (光明無量), ý nói đức Phật A Di Đà có vô lượng ánh sáng.

Vô lượng ( 無量), biểu thị tột bực .

Chiếu thập phương quốc ( 照十方國), Chiếu mười phương cõi nước. Diễn tả cảnh được chiếu thật là rộng lớn.

Vô sở chướng ngại (無所障礙), chẳng bị chướng ngại.

Hoàng Phước Đại – Đồng An