Hòa thượng Tịnh Không khai thị về xá lợi và ý nghĩa của xá lợi
Trong cuộc phỏng vấn tôi, có nhắc đến xá lợi của Phật Đà. Hỏi tôi đối với việc này có cách nhìn như thế nào?
Khi tôi chưa học Phật, lúc mới xuất gia có thờ phụng xá lợi của Phật, thờ phụng xá lợi của Trương Gia đại sư. Xá lợi của Ngài Trương Gia đại sư là thật, xá lợi của Phật thật hay giả không ai dám nói. Bởi vì Phật đã nhập diệt ba ngàn năm rồi, cho tới nay khắp nơi đều truyền rất nhiều xá lợi. Đó là thật hay giả, điều này không hề can hệ.
Giả mà chúng ta cứ xem đó là thật, nghe đến danh từ hoặc nhìn thấy hình tượng của xá lợi, chúng ta sanh tâm cung kính, tâm kính ngưỡng đối với Phật Đà. Vì đây là Phật Bảo. Bởi thế Phật lưu lại xá lợi để chứng minh và cho chúng ta làm kỉ niệm, mang ý nghĩa như vậy.
Những huyền thoại về ngọc Xá lợi
Phật rời khỏi thế gian này rồi, lưu lại một số kỉ niệm cho chúng ta, chúng ta chiêm ngưỡng lễ lạy như Phật còn tại thế. Đối với xá lợi của Ngài, chúng ta cung kính, lễ bái để tu phước. Thế nhưng điều quan trọng hơn mà chúng ta không thể sơ ý là Phật vẫn còn pháp thân xá lợi. Xá lợi kia là nhục thân của Phật, vậy pháp thân xá lợi của Phật là gì? Là kinh điển. Kinh điển là pháp thân xá lợi của Phật.
Pháp thân xá lợi mang đến cho chúng ta trí tuệ và phúc báu, đầy đủ cả hai. Duy nhục thân xá lợi chỉ khiến chúng ta sanh tâm cung kính, tu phước, không thể khai trí tuệ. Giữa hai bên, bên trọng bên khinh, chúng ta đã hiểu rõ ràng rồi phải không?
Nếu ta chỉ cung kính đối với Phật, với người khác thì không cung kính. Phật lưu lại xá lợi để làm gì, không còn ý nghĩa nữa. Khi chiêm ngưỡng xá lợi, cần phải đem việc này nói rõ cho đại chúng nghe và hiểu. Càng quan trọng hơn phải khiến cho họ chú trọng ở pháp thân xá lợi, thâm nhập kinh tạng, y giáo phụng hành, như thế mới thật sự đạt được lời dạy dỗ của Phật Thích Ca Mâu Ni. Phước huệ song tu, đây gọi là thiện căn.
HT. Tịnh Không