Góc nhìn của người trẻ về đạo Phật
PV: Cơ duyên nào đã giúp bạn đến với đạo Phật?
Lớn lên một chút đam mê tìm hiểu văn hóa lịch sử lại học tại ngôi trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. Được các thầy cô truyền đạt, thậm chí có những tiết học học cùng với Sư thầy đã giúp mình hiểu rõ hơn về đạo Phật về văn hóa nước mình. À thì ra Đức Thích Ca cũng là người thật không phải một vị thần trong huyễn tưởng mà nhiều người hay nghĩ. Rồi thỉnh thoảng mình cũng đi khóa tu, đi làm công quả cho chùa cùng các bạn, đọc thêm sách về đạo Phật, nghe podcast của thầy Minh Niệm. Từ đó, đạo Phật dần kết nối với bản thân mình hơn.
PV: Điều gì từ lời Phật dạy khiến bạn cảm thấy đây là những giá trị mà mình cần ứng dụng trong cuộc sống, công việc?
– Trong những lời Phật dạy hay những bài học về quy cách làm người thì có lẽ đối với mình việc sống “từ bi” là giá trị, cốt tủy nhất. Mình tin rằng trong cuộc sống này việc giữ lòng từ ái và yêu thương không phải chỉ để sống, mà vì chúng còn là nguồn gốc thành công tối hậu ở trong đời. Những lề lối suy nghĩ ích kỷ không chỉ làm hại người khác, mà còn ngăn chặn hạnh phúc mà chính bản thân chúng ta mong muốn. Mọi sự khi chúng ta tha thứ và thiện lương thì chẳng còn gì dằn vặt và day dứt lòng mình.
PV: Bạn có tin vào luật nhân quả không? Xin chia sẻ cụ thể.
PV: Một vài kỷ niệm đáng nhớ khi bạn tham gia các khóa tu cùng với những Phật tử khác là gì?
– Kỷ niệm đáng nhớ nhất của mình khi tham gia khóa tu mùa hè tại Chùa Long Hưng đó là trước khi tranh biện với đội bạn thì mình bị chảy máu cam. Các đồng đội đã chạy đi lấy giấy thấm máu và đỡ mình nằm xuống. Tuy nhiên, mình vẫn tiếp tục tranh biện và trả lời câu hỏi được và đội mình đã giành chiến thắng. Hành động ấy giúp mình cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương từ các bạn cùng tham gia khoá tu.
Điều mà mình đọng lại sau mỗi lần tham gia khoá tu là những lời dạy của các Sư thầy – những lời dạy ấy vừa thiết thực vừa giúp gieo thêm những hạt giống thiện vào thế hệ trẻ.
PV: Là một người trẻ tuổi nhưng sớm tiếp xúc với Phật pháp, bạn nghĩ gì về vai trò của bản thân trong việc lan tỏa nét đẹp trong giáo lý nhà Phật?
– Phật giáo là một tôn giáo cổ xưa đã du nhập vào Việt Nam cũng trên 2000 năm. Do đó, Phật giáo giữ một vị trí đứng trong dòng chảy lịch sử văn hóa của người Việt. Chính vì thế, khi nhắc đến Phật giáo là nhắc đến một nét văn hóa của người Việt. Trong tiềm thức thì triết lý Phật giáo, sự từ bi và hướng thiện luôn ẩn tàng trong lối sống của người Việt. Cho nên, việc gìn giữ và lan tỏa nét đẹp trong giáo lý Phật giáo cũng là góp phần lan tỏa, gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam.
Người trẻ, là những người thừa hưởng từ những vốn văn hóa mà cha ông ta truyền dạy lại và người trẻ cũng phải mang sứ mệnh lưu giữ và phát huy những vốn văn hóa đó. Người trẻ hiện nay có nhiều điều kiện để lan tỏa nét đẹp của giáo lý Phật giáo qua việc tham gia các khóa tu, các dự án cộng đồng, được tham gia các lớp học và chương trình Phật giáo. Hơn nữa, qua các phương tiện truyền thông mạng xã hội như facebook, tiktok,… những thông điệp tích cực của Phật giáo dễ dàng lan tỏa hơn, tiếp cận nhiều người hơn.
PV: Cảm ơn vì những chia sẻ của bạn.