Giúp đỡ người ác như thế nào để không bị sai
Sự giúp đỡ đối với kẻ xấu đòi hỏi nơi chúng ta một sự kiên nhẫn, khôn khéo và độ lượng. Chúng ta vẫn phải giúp họ mà vẫn không tạo điều kiện cho họ làm ác, chỉ là làm sao cho họ chuyển hóa tâm hồn để trở thành người tốt cho xã hội mà thôi.
Ở khía cạnh khác, chúng ta phải cẩn thận khi giúp đỡ kẻ ác, bởi vì có thể từ sự giúp đỡ này họ có thêm phương tiện hãm hại người khác. Và như vậy sự giúp đỡ của chúng ta với họ sẽ tạo cho chúng ta một quả báo xấu về sau giống như chúng ta đã tiếp tay cho họ tạo ác nghiệp.
Nói như thế không có nghĩa là chúng ta ruồng bỏ kẻ xấu, không giúp đỡ gì cho họ. Lòng từ bi không cho phép chúng ta hạn chế sự giúp đỡ của mình đối với mọi người. Chỉ là, đối với kẻ xấu, chúng ta vừa giúp đỡ họ qua cơn khó khăn, vừa khéo léo dẫn dắt họ về với đạo đức.
Gọi là người ác, người thiện có thật hay không?
Con người chỉ nghe lời khi họ đã thọ ân. Các vị Bồ tát đi vào sinh tử để hóa độ mọi người cũng phải tuân theo quy luật này, nghĩa là phải tạo ân nghĩa cho mọi người rồi mới dùng lời nói để đưa họ về với đạo đức. Chúng ta chưa phải Bồ tát đã chứng ngộ nhưng cũng có thể bắt chước hạnh Bồ tát bằng cách bố thí để giáo hóa cho kẻ xấu.
Sự giúp đỡ đối với kẻ xấu đòi hỏi nơi chúng ta một sự kiên nhẫn, khôn khéo và độ lượng. Chúng ta vẫn phải giúp họ mà vẫn không tạo điều kiện cho họ làm ác, chỉ là làm sao cho họ chuyển hóa tâm hồn để trở thành người tốt cho xã hội mà thôi.
TT. Thích Chân Quang