Giúp ai được điều gì ta sẽ được điều đó

An ủi người đang buồn khổ cũng là cái phước về tinh thần. Trong những nỗi đau trên đời, mất người thân yêu là nỗi đau rất lớn. Những lúc đó, nếu ta có thể nói hay làm gì để xoa dịu đi nỗi đau của họ thì đó là một việc phước về tinh thần.

 

Giúp người về vật chất thì ta được cái phước vật chất, giúp về tinh thần thì được cái phước tinh thần. Nguyên tắc là như vậy.

Ví dụ biết gia đình kia đang đói vì hết gạo, ta tìm đến tặng năm, mười ký gạo, đó là cái giúp về vật chất, quả báo trở lại là nhiều kiếp sau mình không bị rơi vào tình cảnh đói ăn. Trừ trường hợp mình từng đổ phí thức ăn, còn nếu không, thì đã một lần giúp ai trong cơn đói kém chắc chắn nhiều kiếp sau không bao giờ mình bị đói.

Hoặc một thầy giáo kèm cho những học sinh kém lấy lại căn bản, học khá lên thì thầy giáo đó nhiều đời cũng được cái phước học giỏi. Người này giúp về kiến thức nên được cái phước về kiến thức, về tinh thần trở lại.

Hãy làm phước khi mình còn hơi thở

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

An ủi người đang buồn khổ cũng là cái phước về tinh thần. Trong những nỗi đau trên đời, mất người thân yêu là nỗi đau rất lớn. Những lúc đó, nếu ta có thể nói hay làm gì để xoa dịu đi nỗi đau của họ thì đó là một việc phước về tinh thần. Tuy nhiên, ta cần cân nhắc kỹ lưỡng mỗi khi nói lời an trước nỗi buồn đau mất mát của họ.

Ví dụ người hàng xóm của ta mới mất, nếu ta nói với người vợ rằng: “Thôi chị đừng buồn, vì tính ra mỗi ngày nhiều người chết lắm, anh nhà cũng như bao nhiêu người chết mỗi ngày thôi mà”. Nói vậy thì chỉ làm người ta bực bội thêm, thiếu điều muốn ‘đập cho ta một trận. Thay vào đó, ta hãy nói những lời tế nhị hơn, như: “Cái chết của anh làm chị rất buồn, tôi hiểu điều đó vì tôi cũng thương anh”, tức là bày tỏ rằng mình cùng buồn với người kia thì họ mới thấy nhẹ lòng. Vì nỗi buồn phải được san sẻ ra bớt mới khiến người ta nguôi ngoai. Dùng từ “chia buồn” hay “chung vui” là vậy. Khi giúp người về tinh thần như thế, ta sẽ được cái phước về tinh thần, tâm mình an ổn, vững vàng hơn.

Tuy nhiên, có khi ta giúp về tinh thần nhưng lại được cái phước vật chất, có khi giúp vật chất mà lại được cái phước tinh thần, lạ như vậy.

Ví dụ thấy đứa trẻ nghèo nhưng siêng học, có người hàng xóm gọi đứa nhỏ tới và dặn dò: “Mỗi buổi sáng con cứ ghé qua đây, bác cho nắm xôi để con ăn mà đi học”. Nắm xôi là vật chất, nhưng cái ý của người này là cho đứa trẻ nắm xôi để no bụng mà đi học, thì quả báo sẽ trổ ra hai phần: một là người này được cái phước no đủ, không bao giờ bị đói, hai là được cái phước học giỏi. Trong trường hợp này, học giỏi là cái phước tinh thần, mặc dù đến từ hành vi bố thí vật chất.

TT. Thích Chân Quang