Gieo nhân gì để trở thành người Hộ Pháp
Ta không có ý niệm sâu sắc về Hộ Pháp nên ta không biết Hộ Pháp mới là một công đức lớn lao, vĩ đại. Nhiều khi mình làm việc khác mình nghĩ là có phước, nhưng đâu biết Hộ Pháp mới là vĩ đại. Hộ Pháp vĩ đại nhưng mà rất khó và nguy hiểm.
“Đạo Phật từ thời Đức Phật tới bây giờ chưa bao giờ bị ngưng việc chống phá, có khi sự chống phá là bí mật, có khi là tàn bạo, công khai. Giống như ở Ấn Độ, Hồi giáo vào chùa giết sạch Tăng Ni, đốt chùa công khai. Thế lực lúc đó rất mạnh, mà ta không có lực lượng nào để chống đỡ, thế là Đạo Phật ở Ấn Độ bị xóa sạch. Chỉ bởi vì ta không có gì chống đỡ trước lưỡi gươm tàn bạo của bạo lực và ta chịu thua trước bạo lực. Chỉ vì bạo lực đơn giản thôi mà cả hệ thống giáo lý cao siêu, quý giá của loài người bị biến mất. Đó là lỗi của những người đệ tử Phật không biết Hộ Pháp, không kiên quyết Hộ Pháp.
Ta không có ý niệm sâu sắc về Hộ Pháp nên ta không biết Hộ Pháp mới là một công đức lớn lao, vĩ đại. Nhiều khi mình làm việc khác mình nghĩ là có phước, nhưng đâu biết Hộ Pháp mới là vĩ đại. Hộ Pháp vĩ đại nhưng mà rất khó và nguy hiểm.
Nên làm công việc Hộ Pháp vừa phải kiên nhẫn, thông minh, kín đáo, quan sát, khó khăn và nguy hiểm tới cả tính mạng. Để làm được Hộ Pháp phải có bản lĩnh rất lớn, bản lĩnh đó có được từ việc “Học, Hành, Hoằng”. Bên cạnh đó, người làm Hộ Pháp vừa làm công đức, vừa thực hành Thiền định, vừa lễ kính Phật. Công đức đó được thể hiện ở chỗ lời nói mình nói ra có người lắng nghe và muốn đi theo. Người Hộ Pháp vừa bảo vệ Phật Pháp, vừa phải bảo vệ tính mạng của mình, làm mà không ai biết mình làm thì mới bảo vệ được Phật Pháp.
Để gieo nhân trở thành người Hộ Pháp thì trước đó mình phải thực hành đạo đức, làm việc phước mà không bao giờ chấp công. Đó chính là cái nhân Hộ Pháp. Hộ Pháp nằm ở nơi đáy trái tim của chúng ta, chôn sâu dưới đó luôn không ai biết. Đây chính là đạo đức lớn, là công đức lớn”.