Giải độc 9: Xác định toạ độ
Xác định vị trí trên con đường tu tập, đó là việc trước tiên đối với mọi Phật tử. Điều này đến các bậc tôn túc, các sư thầy thật sự cũng chưa chỉ rõ được cho Phật tử vì phần đông người học Phật cứ căn cứ vào việc “hiểu giáo lý”, “thuộc nhiều kinh”.
Và thực lòng hàng ngày, chạm vào những “tủ kinh sách” di động, rất đáng ngại vì dễ gây “mất đoàn kết”, thậm chí xung đột, tranh cãi. Phật dạy: Có 5 cách sống:
1. Ta phải sống với tâm không có tưởng;
2. Ta phải sống với tâm không động chuyển;
3. Ta phải sống với tâm không chấn động;
4. Ta phải sống với tâm không lý luận;
5. Ta phải sông với tâm từ bỏ ngã mạn.
Ba cách trên đơn giản dễ hiểu rồi. Có 2 cách sống không lý luận và từ bỏ ngã mạn cũng đơn giản dễ hiểu nhưng vì nó liên quan trực tiếp đến người khác, liên quan đến ứng xử nên cần thiết nhắc lại ở đây. Có phải thuyết giảng được nhiểu kinh tạng, lý luận là người “học”, “hiểu” không? Có phải người hay tỏ ra hiểu biết, dẫn giải, thuyết giảng là người từ bỏ ngã mạn không?
Tôi tin chắc rằng các vị chân sư từng ban ra lời mặc khải nếu sống lại, đối diện những phân tích có lý, hợp tình, hợp lý đạo, lẽ đời sẽ phải nói đôi lời trần tình, xin hậu thế thứ lỗi. Một trong những lời này có “Luận Bảo Vương Tam Muội” – nó đúng là sự “tự nhiễm” nguy hiểm nhất. Còn rất nhiều những “mặc khải” tương tự trong kinh tạng mà Đức Phật đã cảnh báo. “Chớ có tin vì kinh tạng truyền tụng”.
Xin dẫn tiếp một trường hợp khác Tương ưng bộ Chương I: Phẩm cây lau:
– Thưa Tôn giả, làm sao Ngài vượt khỏi bộc lưu?
– Này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.
– Thưa Tôn giả, làm sao không đứng lại, không bước tới, Ngài vượt khỏi bộc lưu?
– Này Hiền giả, khi Ta đứng lại, thời Ta chìm xuống. Này Hiền giả, khi Ta bước tới, thời Ta trôi giạt; do vậy, này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.
(Vị Thiên):
Từ lâu, tôi mới thấy
Bà-la-môn tịch tịnh.
Không đứng, không bước tới,
Vượt chấp trước ở đời.
Vị Thiên ấy nói như vậy và bậc Ðạo Sư chấp nhận. Vị Thiên ấy biết được: “Thế Tôn đã chấp nhận ta”. Vị ấy đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, rồi biến mất tại chỗ.
Hãy lưu ý lời nói rất nôm na, sắc gọn của Đức Thế Tôn. Tất cả các tưởng giải đều chỉ chú mục vào vế đứng lại thì chìm, bước tới thì trôi dạt còn còn vế thứ hai thì đều loanh quanh “đừng đứng lại, cũng đừng bước tới” rồi đưa vào đấy những kinh tạng, luận giải dài dòng mà người nghe chỉ cảm nhận “đừng nhúc nhích” cứ để tự nhiên…rồi từ từ tụng đọc các loại kinh tạng. Không ai xác định được hay giúp thính giả xác định rằng “ta đang ở đâu” để biết nên tiếp tục làm gì. Trong khi vế trước xác định rõ vị trí, nếu bạn hình dung một đồ thị với hai trục tung hoành, toạ độ 0 là gốc thì phân chia tung hoành về phía phải (dương vô cực) đi về phía cái thiện, hướng của sự giải thoát, ly dục, thoát ra những dính mắc, lậu hoặc, bệnh tật, phiền não. Và phía trái (âm vô cực) đi về phía cái ác, hướng của sự trôi lăn trong lục đạo, luân hồi. Từ đây, bạn xác định rõ đang ở âm vô cực cho nên nếu cứ điềm nhiên đứng lại hay bước tới bạn đều trên cái hướng đi của mục đích sống để chết và chết để sống, cứ vô tư mà trôi lăn trong luân hồi sinh tử rồi tự an ủi mình: “Đức Phật còn tu đến vô lượng kiếp”.
Vế thứ hai thưa các bạn, đó là hiệu lệnh cho bạn quay đầu lại. Trong thiền xả tâm (Trưởng lão Thích Thông Lạc, Những Lời Gốc Phật Dạy – Tập 1 tr.109-117):
Ta vượt khỏi bộc lưu
“Giữ thân được nhẹ nhàng
Giữ tâm khéo giải thoát
Không còn các sở hành
Chánh niệm không tham trước
Biết rõ được chánh pháp
Không tầm tu thiền định
Không phẫn nộ vọng niệm
Không thuỳ miên giải đãi
Như vậy vị tu sĩ
Sống giữa nhiều chướng ngại
Ðã vượt năm bộc lưu
Lại gắng vượt thứ sáu
Như vậy tu thiền tư (xả)”
Xả bỏ hết mọi chấp trước, để cho thân, tâm nhẹ nhàng, xả bỏ hêt sở hành sao cho thanh tịnh thân tâm…không đơn giản chỉ nhiếp tâm không vọng tưởng, tụng đọc kinh tạng, tập trung vào kinh tạng, ức chế ý thức…mà là quét dọn bên trong bằng sự tỉnh thức, bằng sự tỉnh giác chánh niệm. Chính đây là giai đoạn quyết định cho cuộc đời tu tập chánh pháp vì xả 5 bộc lưu không đơn giản đó là năm dòng thác.
Năm dòng thác đang đổ xuống ở toạ độ 0, nơi phân chia thiện-ác muốn vượt lên là bạn bám vào vách đá, phia trên thác vẫn ầm ào dội xuống. Năm bộc lưu (dục-hữu-kiến-vô minh-ái). Nhiếp tâm khống chế 5 bộc lưu, chiến thắng hoàn toàn 5 bộc lưu tức bạn đã ly dục, ly ác pháp, nhập sơ thiền. Nói cách khác, bạn đã vượt lên được toạ độ 0, đi về hướng dương vô cực. Chính đây là một xác chứng cho quá trình tu tập cần và rất cần sự gíam sát của Hội đồng Giám luật (HĐGL). Từ đây hội đồng thự sự mang thêm trọng trách tổ chức sát hạch định kỳ Tăng chúng để công nhận chứng đạt theo từng cấp học.
Kỳ Nam