Đừng “Gato” chỉ trách ta thiếu phước

Đừng ”Gato” đố kỵ thêm nữa, vì điều đó không ngay lập tức làm cho bạn ngang bằng với người kia, nó chỉ làm cho sự bình yên trong lòng bạn vắng bóng… Hãy nhớ rằng: ”Mình chưa đủ phước” để được như thế, biết vậy nên tự nhủ rằng mình cần cố gắng hơn!

Gần đây, ngôn ngữ xã hội có xuất hiện hai chữ ”Gato, gato”. Mới đầu, tôi cứ tưởng đó là cụm từ có liên hệ đến chữ ” Gate, gate..pâragate..” trong bài kinh Bát Nhã. Vui thạy, tôi đã được một người cư sĩ đi chùa ”dịch” ra rõ đó là 4 chữ đầu của cụm từ: ” Ghen Ăn, Tức Ở ”. Thì ra, đó là cách nói xa nói gần.. về lòng đố kỵ của con người!

Thật ra, đố kỵ là một ”căn bịnh trầm kha” của loài người. Về chiều rộng thì căn bịnh này phủ trùm lên cái tâm phàm tục của chúng sanh trên toàn cõi địa cầu từ Âu sang Á, về chiều dài thì.. từ khi lịch sử nhận loại mở màn nó đã đồng thời xuất hiện một lượt. Thuật ngữ đạo Phật gọi là ”Câu Sanh”, một thuộc tính của tâm phàm..

Nếu biết rõ nguồn cơn cuả sự đố kỵ thì bạn sẽ.. không thèm đố kỵ nữa mà chỉ trách bản thân mình vụng tu, mình thiếu phước. Trong cuộc luân hồi sinh tử vô tân thì Phước quan trọng lắm, một khi bạn còn đi trong sáu nẻo mà không biết được, không có khái niệm về phước, về đức thì bạn thiệt thòi nhiều vô kể..

Bạn thiếu nhan sắc, không tự tin khi xuất hiện trước một người hay trước công chúng, đừng buồn, đừng đố kỵ với hoa hậu, hoa khôi.. Hãy trách mình trong quá khứ hay chê bai, nói xấu người và thừơng xuyên giận dữ..

Sự nguy hại của lòng đố kỵ và ích lợi của tâm tùy hỷ

Đừng ''Gato'' Đố kỵ thêm nữa, vì điều đó không ngay lập tức làm cho bạn ngang bằng với người kia, nó chỉ làm cho sự bình yên trong lòng bạn vắng bóng.

Đừng ”Gato” Đố kỵ thêm nữa, vì điều đó không ngay lập tức làm cho bạn ngang bằng với người kia, nó chỉ làm cho sự bình yên trong lòng bạn vắng bóng.

Bạn thiếu thành công? không có thành tích gì đáng kể để cho ‘bằng chị bằng em”, đừng buồn, đừng mặc cảm. Hãy trách mình trong quá khứ đã không hoan hỉ ủng hộ cho người khác thành công mà còn hết lần này đến lúc nọ tranh thủ ”dìm hàng” kẻ khác.

Bạn thiếu may mắn? Người ta làm chơi ăn thiệt, còn mình ”cày sâu cuốc bẩm” vẫn không đủ miếng ăn. Người ta kinh doanh 1 vốn 4 lời, còn bạn bán buôn từ thua đến lỗ. Đừng buồn, chẳng qua vì bạn chưa từng thật tâm chúc người khác gặp nhiều may mắn, quá khứ chưa từng ” hí ” ra xu nào để đoái thương những thân phận khó, nghèo.. Bạn biết không? Những người thành đạt trong kinh doanh, trong quá khứ ít nhiều gì họ cũng đã cho ra, đã bố thí.

Bạn không thành danh? Người ta hát một bài là nổi tiếng ngay, mình hát một đời.. chỉ có tuổi không có tên.. trong khi tài của mình không hề thua họ . Đừng buồn! Chẳng qua trong quá khứ bạn có tài nhưng hay khinh thường người khác, đã thế, lại hay dùng thủ đoạn cản trở người ta không muốn họ đạt thành ước nguyện ..

Khi thấy kẻ khác thành công trong hiện tại, bạn hãy nhìn ngược về quá khứ của những người thành công ấy. Những thứ mà họ có hôm nay đều xây dựng trên sự khổ luyện, trên mồ côi của chính họ, trên sự bố thí, tùy hỷ với tha nhân và sự đánh đổi gian nan của chính họ.. Bạn chưa bằng họ chẳng qua là Phước của bạn chưa bằng, mà Phước đó xuất phát từ đâu? Từ cái Đức, tức là từ những khuynh hướng thiện lành ở trong tâm. Thế nên người xưa nói: ”Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài” (ND) là vậy.

Đừng ”Gato” đố kỵ thêm nữa, vì điều đó không ngay lập tức làm cho bạn ngang bằng với người kia, nó chỉ làm cho sự bình yên trong lòng bạn vắng bóng…

Nếu bạn đủ phước, không cần phải đố kỵ, nếu bạn đố kỵ ai về một điều gì.. Hãy nhớ rằng: ”Mình chưa đủ phước” để được như thế, biết vậy nên tự nhủ rằng mình cần cố gắng hơn!

Có một cái phước rất đặc biệt mà bạn cần biết, đó chính là một lòng khiêm hạ với mọi người, dù hơn rất nhiều người song tận đáy lòng không cảm thấy hơn ai…

Thích Tánh Tuệ