Đức Phật dạy cách điều trị bệnh tật

Cuộc đời Đức Phật trải qua ít nhất 3 lần bạo bệnh. Trong những cơn đau bệnh, đức Phật vẫn chính niệm tỉnh giác, an nhiên tự tại, không hề than vãn hay có sự hiện khởi của tâm sân. Đức Phật dạy: “Dầu thân có đau đừng để tâm đau.”

Bậc Thánh nhân chỉ có “bệnh” không có “bệnh khổ”

Lần đầu Đức Phật ngã bệnh là trong mua an cư tại Vesālī tại làng Beluva:  “Trong khi Thế Tôn an cư mùa mưa, một cơn bệnh trầm trọng khởi lên, những cảm thọ khốc liệt gần như chết tiếp diễn. Ở đây, Thế Tôn chính niệm, tỉnh giác, không có than vãn” – trích Kinh Tương Ưng Bộ, II, Nxb. Tôn Giáo.

Lần khác khi Đức Phật ở thành Vương-xá, Ngài lâm trọng bệnh, nhưng sau khi nghe tôn giả Maha Cunda trùng tụng thất giác chi thì bệnh tình của Thế Tôn được đoạn diệt. Lần bệnh cuối cùng, có thể nói là trầm trọng nhất, Thế Tôn cảm thọ gần như đến chết, đi ngoài ra máu sau khi thọ dụng buổi cơm hiến cúng của người thợ rèn Cunda: “Sau khi dùng cơm của thợ sắt Cunda, Thế Tôn bị nhiễm bệnh nặng, bệnh lỵ huyết, đau đớn gần như đến chết, và Thế Tôn chính niệm tỉnh giác, nhẫn nại, chịu đựng cơn bệnh” – trích Kinh Tương Ưng Bộ, II, Nxb. Tôn Giáo.

Đức Phật dạy: “Ngươi hãy tâm niệm rằng sợ hãi, đau đớn đến mức nào rồi thì cũng vô thường”. Hoặc có lúc Ngài nói thế này: “Dầu thân có đau đừng để tâm đau”.

Đức Phật dạy: “Ngươi hãy tâm niệm rằng sợ hãi, đau đớn đến mức nào rồi thì cũng vô thường”. Hoặc có lúc Ngài nói thế này: “Dầu thân có đau đừng để tâm đau”.

Đức Phật đã phân chia bệnh thành 2 phạm trù căn bản: Thân bệnh và tâm bệnh. Và Ngài nói rằng, chúng ta có thể  dễ bắt gặp người nào đấy tự nhận mình thân không bệnh một năm cho đến 100 năm, nhưng rất khó tìm được trong số những vị ấy, người không bị tâm bệnh dù trong một khoảnh khắc, trừ những vị đã đoạn tận các lậu hoặc.

Từ giác độ như những gì vừa nêu, chúng ta có thể thấy rằng bậc thánh (Đức Phật và hàng đa văn thánh đệ tử của Ngài) với chất liệu giác ngộ và giải thoát đã hiện chứng, trong tiến trình hiện hữu này, thánh nhân chỉ có thân bệnh mà không còn tâm bệnh như hàng phàm phu.

Hay nói cách khác thánh nhân chỉ có “bệnh”, chứ không có “bệnh khổ”. Qua đó chúng ta thấy được sự đối lập trong cách đối diện trước bệnh tật giữa thánh và phàm, một bên là an nhiên tiếp nhận, bên kia thì buông lời nguyền rủa với sự hiện khởi của sân tâm.  Đó là ý nghĩa đích thực mà câu Kinh Pháp Cú 198 muốn truyền đạt:

“Vui thay chúng ta sống

Không bệnh giữa ốm đau

Giữa những người bệnh hoạn

Ta sống không ốm đau”

Cân bằng Thân – Tâm

Đức Phật dạy: “Ngươi hãy tâm niệm rằng sợ hãi, đau đớn đến mức nào rồi thì cũng vô thường”. Hoặc có lúc Ngài nói thế này: “Dầu thân có đau đừng để tâm đau”.

Thân nó đau là chuyện của nó nhưng mình để tâm mình bị dính chặt vào cơn đau thì sẽ đau gấp đôi, gấp ba. Mình cứ tiếp tục hơi thở vào ra chính niệm, bệnh tật sẽ thuyên giảm

Đối với đạo Phật, khổ đau không phải chỉ là những thứ đớn đau trên thân xác và các bấn loạn trong tâm thần

Theo quan điểm Phật giáo, một thân thể khỏe mạnh được thiết lập trên sự vận hành bình thường của cơ thể và sự hòa hợp trong mối quan hệ hữu cơ giữa các cơ quan bên trong. Khi một trong những cơ quan của cơ thể không vận hành hay suy nhược, bệnh tật sẽ phát sinh.

Chức năng của các bộ phận bên trong  có thể hoạt động bình thường nhờ vào sự hòa hợp và cân bằng của bốn yếu tố trong thân là đất, nước, lửa và gió. Nếu sự cân bằng bị phá vỡ, các chức năng bình thường bị trục trặc, tình trạng bệnh sẽ xuất hiện. Chữa bệnh là giúp cơ thể phục hồi lại trạng thái cân bằng THÂN – TÂM, đưa toàn bộ cơ thể, chứ không chỉ phần bị tổn thương đang bệnh và gây nên đau đớn kia, trở lại trạng thái tốt nhất có thể.

(Mai An biên tập)