Du hành đúng Chánh pháp

Hiện nay, có người ra sức ca ngợi hạnh du hành liên tục của một số vị xuất gia. Nói rằng tu đúng Chánh pháp là không trụ vào nơi nào, phải di chuyển thường xuyên để không dính mắc. Chính Đức Phật cũng du hành và ca ngợi hạnh du hành. Hiện tại tôi nhận thấy có nhiều vị tu hành ở yên một nơi, nhiều vị khác thì vân du tùy duyên hóa đạo, một số vị thì đi liên tục. Vậy thế nào là du hành đúng Chánh pháp?

(VÂN TRANG, tranglee…@gmail.com)

Bạn Vân Trang thân mến!

Đúng là Đức Phật trong hơn 45 năm giáo hóa thường du hành và tán thán hạnh du hành. Ngài và Thánh chúng chỉ dừng chân trong ba tháng cao điểm mùa mưa, sau an cư lại tiếp tục du hành. Du hành thời bấy giờ là đi bộ từ chỗ này đến nơi kia. Tuy vậy, không phải cứ di chuyển là du hành mà có những nguyên tắc nhất định, làm sao cho thuận lợi nhất đối với việc tu tập thành tựu giới định tuệ và giải thoát.

Theo kinh Tăng nhất A-hàm (chương Năm pháp, phẩm 33. Năm vua), Đức Phật phê phán người tu ở quá lâu tại một trú xứ, vì có năm điều phi pháp. “Tỳ-kheo thường ở một chỗ, có năm điều phi pháp. Sao gọi là năm? Ở đây, Tỳ-kheo ở một chỗ, ý tham đắm phòng xá, e sợ người đoạt, hoặc ý tham đắm tài sản lại sợ người đoạt, hoặc tích tụ nhiều vật giống như bạch y, hoặc tham luyến ngư?i ời thân quen không muốn cho người khác đến nhà người thân quen, thường cùng bạch y qua lại với nhau. Này Tỳ-kheo, đó gọi là người ở một chỗ có năm việc phi pháp này. Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy tìm cầu phương tiện đ?ng ? m?t ừng ở một chỗ” (kinh số 8). Điều này khá dễ hiểu, tu hành mà ở lâu một nơi dễ sinh dính mắc, tham ái cảnh và người nên cần tránh duyên bằng cách di chuyển đến nơi khác.

Nhưng đi quá nhiều, di chuyển liên tục cũng không phải điều hay. “Người du hànhtrường kỳ có năm sự khó. Sao gọi là năm? Ở đây, người thường du hành không tụng giáo phápgiáo pháp đã tụng thì bị quên mất, không được định ý, tam-muội đã được lại thoái thất, nghe pháp nhưng không thể hành trì”. Trong năm điều khó mà Đức Phật đã chỉ ra thì đi quá nhiều không thể thành tựu định, pháp học và pháp hành đều trở ngại. Ngược lại, Đức Phật khen ngợi người không du hành nhiều. “Các Tỳ-kheo nên biết, người không du hành nhiều có năm công đức. Sao gọi là năm? Pháp chưa từng đắc sẽ đắc, pháp đã đắc rồi lại không quên mất, nghe nhiều mà ghi nhớ được, có thể đắc định ý, đã đắc tam-muội rồi không bị mất. Này các Tỳ-kheo, đó gọi là người không du hành nhiều có năm công đức này. Cho nên, này các Tỳ-kheo, không nên du hành nhiều” (Sđd, kinh số 7).

Thực sự thì Đức Phật ca ngợi “người không du hành nhiều” hay “người không ở mãi một chỗ”, chính xác là du hành đúng mục đích, chứ không phải lang thang vô định, đi bộ xuyên quốc gia. “Người không ở mãi một chỗ, có năm công đức. Những gì là năm? Không tham đắm nhà cửa, không tham đắm đồ đạc, không tích chứa nhiều của cải, không dính mắc với người thân, không qua lại với bạch y. Đó gọi là Tỳ-kheo không ở một chỗ có năm công đức này. Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy tìm cầu phương tiệnthực hành năm việc này” (Sđd, kinh số 9).

Du hành cốt để thay đổi trụ xứ, để khất thực mỗi ngày với mục đích thuận duyên cho việc thực hành giáo pháp, tăng trưởng giới định tuệ và chứng đắc giải thoát, Niết-bàn. Đây mới đích thực là du hành đúng theo lời Đức Phật dạy.

Chúc bạn tinh tấn!

Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ (tuvangiacngo@yahoo.com)