Đọc kinh bằng tâm và nghe kinh cũng bằng tâm mới có tác dụng

Con đọc trong quyển nền tảng Phật giáo quyển số 1 có nói rằng: Sau khi Đức Thế Tôn thành Đạo, Ngài muốn tế độ cho Đạo Sư Alara Kalamagotta được nghe Chánh Pháp, ngộ Tứ Thánh đế.

Nhưng sau đó Ngài biết được vị Đạo sư này đã viên tịch do năng lực đệ tam thiền Vô sắc cho quả tái sinh lên cõi Vô Sở Hữu Xứ Thiên thuộc Vô sắc giới. Khi nghe như vậy, Đức Bổn Sư đã nghĩ rằng “Thật là sự bất lợi lớn lao quá”.

Sự bất lợi là chúng sinh ở cõi trời Vô sắc, không có sắc uẩn, nên không có tai để nghe Chánh Pháp, đã mất đi cơ hội tốt hiếm có để chứng ngộ chân lý Tứ Thánh đế.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Câu hỏi: Các bậc chứng thiền định cao còn bị mất cơ hội lớn lao như thế. Vậy thì hạng phàm phu chúng sinh, sau khi từ bỏ xác thân giả tạm này cũng không còn sắc uẩn nữa thì trong lúc lâm chung và sau khi lâm chung làm sao nghe được tiếng niệm Phật do người sống trợ niệm cho họ?

Con cũng hiểu được rằng: tuy sắc uẩn bị tan hoại nhưng tánh biết vẫn còn. Nhưng không có tai thì làm sao nghe niệm Phật được?

Con kính mong nhận được hồi âm của Thầy.

Trả lời:

Vấn đề không phải ở chỗ sau khi chết có sắc uẩn để nghe hay không, mà là người đã chết sẽ nhận biết như thế nào:

1. Những người chứng thiền định thích trụ vào tâm định, nhất là sau khi chết đang hưởng quả định ở cõi Sắc và Vô Sắc Giới Thiên, với tâm trụ như vậy những người chứng thiền định thích trụ vào tâm định, nhất là sau khi chết đang hưởng quả định ở cõi Sắc và Vô Sắc Giới Thiên, với tâm trụ như vậy họ không có tác ý “nghe” pháp, do đó mà bất lợi chứ không phải bất lợi vì không “nghe” được.

Dùng tai để nghe chỉ là một trong những cách để nhận biết thôi, vì vậy không nghe không hẳn đã không nhận biết được. Ở các cõi thiền cách “nghe” & “thấy” không giống cách nghe & thấy của cõi người. Dù không có giác quan như người nhưng họ vẫn nhận biết được qua thắng tri (abhijànati) của họ.

2. Người chết không nghe qua lời nói hay ngôn ngữ dương gian mà tánh biết cảm nhận được tâm ý của người sống. Giống như khi chúng ta cảm nhận được tâm ý một người nào đó mặc dù người ấy không nói ra gì cả. Vì vậy đọc kinh cho người chết phải đọc bằng tâm chứ không phải đọc bằng tiếng thì người chết mới cảm ứng được.

Ví dụ người con đọc kinh cho hương linh mẹ mà đọc cho thật lớn nhưng với tâm buồn khổ thì người mẹ chỉ cảm nhận được sự buồn khổ thôi chứ đâu có nghe con mình đọc gì. Bản thân bà khi còn sống đọc kinh còn chưa hiểu được huống chi khi chết!…

Thầy Viên Minh