Đến chùa Thánh Duyên một ngày mưa

Trong một lần Chúa Hiền – Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) đi du ngoạn ngang qua cửa biển Tư Dung (hiện nay là Tư Hiền), thấy có ngọn núi phong cảnh thơ mộng, hữu tình, bèn cho lập ngôi am thờ nhỏ đặt tên Mỹ Am để cầu phúc, an dân. Ngọn núi cũng từ đó có tên Mỹ Am Sơn.

Trải qua chiến tranh, loạn lạc cuối thế kỷ XVIII, ngôi chùa bị tàn phá hoàn toàn.

Đến năm 1835, vua Minh Mạng tuần du về Mỹ Am Sơn, cho đổi tên núi thành Thúy Hoa Sơn. Mùa thu năm sau (1836), với tâm nguyện trùng kiến ngôi chùa cổ có từ thời Chúa, vua cho dựng lại một ngôi chùa mới 3 gian 2 chái trên nền cổ tự cũ.

Năm 1837, nhân lễ đại khánh mừng Thuận Thiên Hoàng Thái hậu 70 tuổi, vua Minh Mạng tiếp tục cho sửa sang chùa, xây thêm Đại Từ Các, Điều Ngự Tháp, khắc bia đá nói về chùa Thánh Duyên dựng trên núi Thúy Hoa. Từ đó chùa mang tên Thánh Duyên và được ban sắc phong “Quốc tự”, tên chùa và tên núi cũng tách ra từ đó.

Sau khi bước lên các bậc tam cấp, cổng tam quan chùa hiện ra với hai tầng mái. Trên cửa giữa có ba chữ Hán: “Thánh Duyên Tự”, lạc khoản bên phải ghi: “Minh Mạng thập thất niên cát nhật tạo”, lạc khoản bên trái ghi: “Bảo Đại thập lục niên đại trùng tu”. Trên cửa hai bên có hai bức hoành chữ Hán: “Phật nhật tăng huy”, “Pháp luân thường chuyển”.

Sau khi bước lên các bậc tam cấp, cổng tam quan chùa hiện ra với hai tầng mái. Trên cửa giữa có ba chữ Hán: “Thánh Duyên Tự”, lạc khoản bên phải ghi: “Minh Mạng thập thất niên cát nhật tạo”, lạc khoản bên trái ghi: “Bảo Đại thập lục niên đại trùng tu”. Trên cửa hai bên có hai bức hoành chữ Hán: “Phật nhật tăng huy”, “Pháp luân thường chuyển”.

Sau khi lên ngôi, vì kiêng tên húy của mẹ mình là bà Hoàng Thái hậu Hồ Thị Hoa, vua Thiệu Trị đã lệnh đổi tên núi Thúy Hoa thành Thúy Vân. Cũng bởi cảnh sắc mây vờn đỉnh Thúy Vân cùng sóng biếc của vùng đầm Cầu Hai – cửa Tư Hiền vua Thiệu Trị đã liệt núi Thuý Vân vào hàng thứ 9 trong 20 thắng cảnh xứ Thần Kinh (Thần Kinh nhị thập cảnh).

Ngôi chùa hiện nay vẫn mang dáng dấp phong cách kiến trúc thời nhà Nguyễn với lối xây “trùng thiềm điệp ốc”. Toạ lạc nơi miền Trung chịu khí hậu mưa nhiều, độ ẩm cao, và phong tục văn hóa đặc thù ảnh hưởng từ cung đình Huế, do vậy kiến trúc chùa hài hòa với thiên nhiên, chú trọng vào chiều rộng ít chú trong chiều cao, mái không vuốt cong cao như chùa miền Bắc.

Chùa Thánh Duyên là một trong 4 ngôi Quốc tự tại đất Cố Đô cùng với Thiên Mụ, Diệu Đế, Giác Hoàng.

Từ cổng Bắc phía sau chùa đi lên các bậc cấp với hàng cổ thụ hai bên sẽ đến gác Đại Từ (Đại Từ Các). Gác có cổng và tường bao xung quanh, bước vào cổng thì có sân rộng, bên trong ngôi gác 3 gian thì thờ Phật Di Đà ở gian giữa và hai vị Bồ-tát Quán Âm, Thế Chí ở hai bên.

Đi tiếp về phía đỉnh núi là đến tháp Điều Ngự với lối xây dựng độc đáo vuông 4 cạnh, 3 tầng, cao khoảng 13m. Trong tháp, tầng trên thờ “Trung Thiên Điều Ngự Thích Ca Mâu Ni Văn Phật”; tầng giữa thờ “Nhân Gian Điều Ngự Phước Bị Quần Sinh Vạn Thiện Chí Tôn”; tầng dưới thờ “Địa Phủ Điều Ngự Minh Sát Sâm Nghiêm Diêm La Chủ Tể”.

Phía sau “Điều Ngự Tháp” là con đường lát gạch đỏ đi ra đình Tiến Sảng. Nơi đây là điểm dừng chân, nghỉ ngơi, hóng mát, ngắm cảnh,… Từ đây còn có thể chiêm ngưỡng cảnh đầm phá Cầu Hai mênh mông và nhìn sang dãy núi Bạch Mã hùng vỹ. Tại ngôi đình này đã từng được các vua triều Nguyễn và nhiều tao nhân mặc khách đến đây du ngoạn, trong đó có những người đã làm nên những bài thơ hay lưu lại cho hậu thế. Nổi bật hơn cả có thể kể đến 2 câu thơ “tuyệt bút” của Tùng Thiện Vương:

“Tiến Sảng đình ba, Thiên Mụ nguyệt

Thủy hương lâm ảnh hữu nhân vô”

(Sóng đình Tiến Sảng, trăng Thiên Mụ,

Bóng rừng hương nước mấy ai hay)

Nhất Đại Thi Ông đã mách cho người sau nếu muốn tìm nơi có vầng trăng đẹp nhất, hãy về chùa Thiên Mụ trong đêm rằm; nếu muốn nghe nơi có tiếng sóng hay nhất, hãy đến đình Tiến Sảng trên núi Thúy Vân. Núi Thuý Vân và chùa Thánh Duyên nằm cách trung tâm TP.Huế khoảng 60km về phía Nam (hơn 1 giờ đi ôtô) là một địa điểm đáng thăm quan cho những ai thích phong cảnh thiên nhiên mây núi hoà cùng nét cổ kính của ngôi chùa mang dáng dấp đặc trưng của Phật giáo xứ Huế.

Thăm Quốc tự Thánh Duyên qua ảnh:

Đi và chùa, phía bên tay trái có nhà bia và tấm bia “Ngự chế Thánh Duyên Tự chiêm lễ bát vận”. Bia bằng đá xanh, cao 2,00m, rộng 1,20m, dày 0,30m. Đầu bia trang trí lưỡng long chầu nguyệt, phía dưới chạm hình sen cánh phượng; chung quanh diềm bia chạm hoa văn hoa lá

Đi và chùa, phía bên tay trái có nhà bia và tấm bia “Ngự chế Thánh Duyên Tự chiêm lễ bát vận”. Bia bằng đá xanh, cao 2,00m, rộng 1,20m, dày 0,30m. Đầu bia trang trí lưỡng long chầu nguyệt, phía dưới chạm hình sen cánh phượng; chung quanh diềm bia chạm hoa văn hoa lá

Một bên mái chùa của ngôi chánh điện

Một bên mái chùa của ngôi chánh điện

Bức hoành 'Thánh Duyên Tự' từ năm Minh Mạng thứ 17 (1836)

Bức hoành “Thánh Duyên Tự” từ năm Minh Mạng thứ 17 (1836)

Bình sen dâng Phật

Bình sen dâng Phật

Ngôi chánh điện kiến trúc theo kiểu trùng lương trùng thiềm, làm 8 mái hay còn gọi là chồng diêm gồm có 2 tầng với 2 lớp mái chồng lên nhau. Với kết cấu 2 tầng, cột cao làm cho ánh sáng được phân bố đồng đều hơn, tạo chiều sâu và sự uy nghi cho toàn thể ngôi chánh điện. Kiểu kiến trúc này cũng giúp không gian công trình trở nên thông thoáng.

Ngôi chánh điện kiến trúc theo kiểu trùng lương trùng thiềm, làm 8 mái hay còn gọi là chồng diêm gồm có 2 tầng với 2 lớp mái chồng lên nhau. Với kết cấu 2 tầng, cột cao làm cho ánh sáng được phân bố đồng đều hơn, tạo chiều sâu và sự uy nghi cho toàn thể ngôi chánh điện. Kiểu kiến trúc này cũng giúp không gian công trình trở nên thông thoáng.

'U nham ưng thắng họa/ Diệu cảnh khả di thần'

“U nham ưng thắng họa/ Diệu cảnh khả di thần”

Tượng Hộ Pháp trên cổng tam quan

Tượng Hộ Pháp trên cổng tam quan

'Mộng mộng hoàng hoa vô phi Bát-nhã'

“Mộng mộng hoàng hoa vô phi Bát-nhã”

Khám thờ Tam Thế Phật tại chánh điện chùa Thánh Duyên

Khám thờ Tam Thế Phật tại chánh điện chùa Thánh Duyên

'Phật Nhựt Trùng Quang'

“Phật Nhựt Trùng Quang”

Hoa vũ bán không lạc

Hoa vũ bán không lạc

Mái ngói nhuốm màu thời gian

Mái ngói nhuốm màu thời gian

Nhành hoa đại trước mưa

Nhành hoa đại trước mưa

Lối vào chùa là một cổng phụ nhỏ nằm phía bên trái Tam quan từ ngoài nhìn vào

Lối vào chùa là một cổng phụ nhỏ nằm phía bên trái Tam quan từ ngoài nhìn vào

Hoa văn trên mái chùa

Hoa văn trên mái chùa

Đại Từ Các

Đại Từ Các

Một thân cây cổ thụ trong gác Đại Từ

Một thân cây cổ thụ trong gác Đại Từ

Đường lên tháp Điều Ngự

Đường lên tháp Điều Ngự

Tháp Điều Ngự 'Thuyền từ xe pháp tới non tiên, Núi Thúy cùng nhau chống gậy lên. Quanh quất ngôi chùa sông rộng chảy, Lờ mờ khóm lá nắng mai xuyên. Cò bay cò lượn bên kia bãi, Hoa nở hoa rơi tận mé triền Thầm niệm cùng thăm Điều Ngự tháp, Lòng trần rũ sạch thảy bình yên.' Bài thơ 'Thuý Vân Sơn' do Thiền sư Bích Phong đã tự tay viết bài thơ chữ Hán lên trên vách nhà Tăng phía sau chùa. Năm 2004, bài thơ hoàn toàn mất hết dấu tích do chùa phải bị triệt hạ để tu bổ. Ở trên là bản Việt ngữ do chính ngài tự chuyển dịch.

Tháp Điều Ngự “Thuyền từ xe pháp tới non tiên, Núi Thúy cùng nhau chống gậy lên. Quanh quất ngôi chùa sông rộng chảy, Lờ mờ khóm lá nắng mai xuyên. Cò bay cò lượn bên kia bãi, Hoa nở hoa rơi tận mé triền Thầm niệm cùng thăm Điều Ngự tháp, Lòng trần rũ sạch thảy bình yên.” Bài thơ “Thuý Vân Sơn” do Thiền sư Bích Phong đã tự tay viết bài thơ chữ Hán lên trên vách nhà Tăng phía sau chùa. Năm 2004, bài thơ hoàn toàn mất hết dấu tích do chùa phải bị triệt hạ để tu bổ. Ở trên là bản Việt ngữ do chính ngài tự chuyển dịch.

Bức hoành 'Điều Ngự Tháp' nằm trên cao nên không dễ vệ sinh, lâu ngày rêu phong và cây dại bén duyên mọc ra từ đó.

Bức hoành “Điều Ngự Tháp” nằm trên cao nên không dễ vệ sinh, lâu ngày rêu phong và cây dại bén duyên mọc ra từ đó.

Có lẽ vì xây dựng trên cao nhiều gió, lại gần biển (đặc biệt biển miền Trung thường xuyên đón bão) nên các nét kiến trúc ở tháp Điều Ngự cũng ưu tiên đơn giản, chắc chắn nhưng không kém phần tinh tế trong các hoa văn và ứng dụng màu sắc.

Có lẽ vì xây dựng trên cao nhiều gió, lại gần biển (đặc biệt biển miền Trung thường xuyên đón bão) nên các nét kiến trúc ở tháp Điều Ngự cũng ưu tiên đơn giản, chắc chắn nhưng không kém phần tinh tế trong các hoa văn và ứng dụng màu sắc.

Long vị tầng dưới cùng của tháp Điều Ngự ”Địa Phủ Điều Ngự Minh Sát Sâm Nghiêm Điêm La Chủ Tể'

Long vị tầng dưới cùng của tháp Điều Ngự ”Địa Phủ Điều Ngự Minh Sát Sâm Nghiêm Điêm La Chủ Tể”

Đình Tiến Sảng

Đình Tiến Sảng

Đường lên gác Đại Từ với hai hàng cổ thụ 2 bên rợp mát cùng với khí hậu ẩm trên núi làm các bậc thềm cũng đóng màu rêu phong

Đường lên gác Đại Từ với hai hàng cổ thụ 2 bên rợp mát cùng với khí hậu ẩm trên núi làm các bậc thềm cũng đóng màu rêu phong

Các cây cổ thụ ở đây được đánh số để quản lý như là bảo vật

Các cây cổ thụ ở đây được đánh số để quản lý như là bảo vật

Bắc Môn. Này là chiếc cổng nhỏ nằm phía sau chùa, mở ra con đường lên gác Đại Từ, tháp Điều Ngự và đình Tiến Sảng

Bắc Môn. Này là chiếc cổng nhỏ nằm phía sau chùa, mở ra con đường lên gác Đại Từ, tháp Điều Ngự và đình Tiến Sảng

Nước bên trong giếng Thuý Vân

Nước bên trong giếng Thuý Vân

Dưới chân núi Thuý Vân là phá Cầu Hai chỉ cách 50m.

Dưới chân núi Thuý Vân là phá Cầu Hai chỉ cách 50m.

Phùng Anh Quốc thực hiện

* Một số nội dung mang tính tư liệu được tham khảo từ sách và lời kể của thầy Giám tự tại đây.

** Và tham khảo từ sách:

– Thích Hải Ấn và Hà Xuân Liêm (2001), Lịch sử Phật giáo xứ Huế, Nxb Tổng Hợp Hồ Chí Minh.

– Hà Xuân Liêm (2000), Những ngôi chùa Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế.