Đầu thai đến một nhà đều là có duyên phận
Đức Phật nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ. Con cái kiếp này là nhân duyên tiền kiếp nào đó. Vì sao đứa trẻ lại muốn đầu thai vào nhà bạn, mà không phải là đầu thai vào một gia đình nào khác.
Trên Kinh điển Phật nói với chúng ta, Phật dùng lời hình dung để nói, ngay khi thần thức của chúng ta đến thế gian này để đầu thai, tìm kiếm cha mẹ, nếu cha mẹ có duyên với bạn, bạn liền xem thấy một luồng ánh sáng, bạn nương theo ánh sáng này mà đi, bất tri bất giác liền đi đầu thai.
Nếu cha mẹ với bạn không có duyên phận thì bạn chắc chắn sẽ không đầu thai vào trong nhà của họ. Đầu thai đến đều là có duyên phận. Duyên này đích thực có thiện duyên, có ác duyên. Thiện duyên thì báo ân, trả nợ. Ác duyên thì báo oán, đời nợ. Nếu như không có bốn loại duyên thì sẽ không đến trong một nhà để trở thành người một nhà.
Con cái có bốn nhân đối với Cha Mẹ
Cha mẹ, chồng vợ, anh em, chị em trở thành người một nhà, Phật nói đều là bốn loại duyên. Phàm phu chúng ta không biết, cho nên có một số con cái rất tốt, rất nghe lời, rất dễ dạy; lại có một số con cái rất khó dạy, không nghe lời, dường như sanh tánh chính là bội nghịch.
Chúng ta đọc sách Phật biết được loại tình hình này. Con cái nghe lời, dễ dạy là báo ân đến, con cái sanh tánh bội nghịch là báo oán đến. Hiểu được chân tướng sự thật này thì chúng ta nhất định phải dùng trí tuệ, phải dùng phương tiện từ bi khéo léo để điều giáo, đem thiện ác duyên của quá khứ đều biến thành pháp duyên, vậy thì tốt rồi. Đem quyến thuộc cốt nhục biến thành pháp quyến thuộc. Phật đều là dạy chúng ta làm một sự chuyển biến, như vậy tự nhiên liền có thể chuyển ác thành thiện, chuyển mê thành ngộ, đến lúc cùng tột thì chuyển phàm thành Thánh.
Có những lúc chúng ta muốn chuyển, nhưng công phu đạo lực của chính mình không đủ, nên không thể chuyển, thì tâm chí thành mong cầu Phật Bồ Tát cảm ứng. Ngay thế gian Thánh nhân đều nói “thành tắc linh”, chân thành đến tột đỉnh thì không thể không cảm thông. Phàm hễ không thể cảm thông, chúng ta chính mình nhất định phải phản tỉnh, là do tâm chân thành của chúng ta không đủ. Giống như Thế Tôn đã nói trong “Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh”, tuy là chúng ta hành thiện, nhưng trong cái thiện này vẫn xen tạp bất thiện, vậy thì gọi là không thành.
Trong chân thành không được xen tạp chút nào bất thiện, hay nói cách khác, không thể xen tạp chút nào hư ngụy, tâm chân thành của chúng ta mới có thể cảm động chư Phật Bồ Tát, có thể cảm động tất cả chúng sanh. Đạo lý này chúng ta phải hiểu. Chúng ta phải tu tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm từ bi, thì cảnh giới của chúng ta liền có thể chuyển.
>> Mời quý vị cùng xem video “Nhân duyên nào quyết định con cái đầu thai vào cha mẹ?” qua bài trả lời phỏng vấn của Pháp Sư Tịnh Không để hiểu thêm về vấn đề này:
HT. Tịnh Không