Con người sợ nhất là lúc cuối đời

Trong Phật học có nhắc đến không gian của người và quỷ, có phải do không gian trùng nhau mà gây ra hỗn loạn hay không? Có cần phải theo thế tục, tìm Pháp sư làm lễ tế lộ (cáo lộ), rước hồn đi thì mới được hay còn có cách nào tốt hơn nữa không ạ?

Hỏi:

Kính thưa lão Pháp sư, người bị xe tông chết chẳng phải thành quỷ, đọa đến đường quỷ rồi ư? Sao còn ở bên đường đợi tìm người thế thân? Hoặc có người treo cổ chết trong phòng mà còn ở trong phòng làm nhiễu loạn. Sao họ không theo nghiệp đi đến đường quỷ?

Trong Phật học có nhắc đến không gian của người và quỷ, có phải do không gian trùng nhau mà gây ra hỗn loạn hay không? Có cần phải theo thế tục, tìm Pháp sư làm lễ tế lộ (cáo lộ), rước hồn đi thì mới được hay còn có cách nào tốt hơn nữa không ạ?

Thân trung ấm và sự tái sinh

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đáp: 

Sự việc này thật sự có, ở Trung Quốc, ở ngoại quốc đều có, chúng tôi đã gặp không ít trường hợp này. Ở đây có một điểm phải đặc biệt chú ý, con người sau khi chết không hẳn đều đi đến đường quỷ, bạn không thể gọi họ là quỷ. Người chết rồi biến thành quỷ, việc này là bạn không hiểu hiện trạng của lục đạo, con người sau khi chết chưa đi đến đường nào cả, giai đoạn này gọi là thân trung ấm. Người Trung Quốc chúng ta thường gọi thân trung ấm là linh hồn. Vì họ chưa đi đầu thai, nếu vào đường quỷ là họ đã thọ thân vào một đường rồi, nhưng họ vẫn chưa đi. Phàm là chết đột ngột hay tự sát đều rất phiền phức.

Trong kinh Phật nói việc này rất rõ ràng, vì sao vậy? Vì họ muốn tìm người thế thân. Trong lúc tìm người thế thân, họ vẫn còn là thân trung ấm. Chúng ta gọi là hồn ma, hồn phách. Họ không phải là đến đường quỷ, sau khi họ tìm được người thế thân thì tùy theo hạnh nghiệp của chính mình mà họ đầu thai vào một cõi nào đó. Nếu họ vào đường quỷ rồi thì sẽ không qua lại với con người nữa. Thân trung ấm có khi rất ngắn, thông thường đa số 49 ngày là họ đi đầu thai. Đến đường nào thì không ai biết được. Phải tỉ mỉ quan sát hạnh nghiệp, tạo tác của họ ở thế gian thì có thể phán đoán được.

 

Trong kinh Phật nói cho chúng ta biết, tâm tham nặng thì sẽ đi đến đường quỷ, tâm sân khuể nặng thì đi đến địa ngục, ngu si nặng, ngu si chính là không hiểu rõ đúng sai, thiện ác thì phần lớn đi đến đường súc sanh. Nếu tâm địa con người rất lương thiện, làm được ngũ giới thập thiện thì sanh đến cõi người. Thượng phẩm thập thiện từ bi hỷ xả thì đi đến cõi trời. Từ những chỗ này mà quan sát thì bạn có thể phán đoán được họ đi về đâu.

 

Khi họ lâm chung, bạn nhìn xem thoại tướng của họ, nếu khi lâm chung thân thể mềm mại, diện mạo đẹp thì đi đến đường lành, sẽ không vào ác đạo. Còn người khi chết thân thể cứng đờ, diện mạo rất khó coi thì đều đi vào ác đạo. Đây là một số kiến thức thông thường chúng ta nên biết. Vì thế cho dù chúng ta gặp khó khăn gian khổ như thế nào, ngàn vạn lần không được có ý niệm tự sát, vì tự sát không thể giải quyết được vấn đề, nếu tự sát mà có thể giải quyết được vấn đề thì Phật đã khuyên chúng ta tự sát rồi. Bạn chỉ khiến vấn đề càng trở nên xấu hơn, phiền phức hơn mà thôi.

 

Một đời này của bạn đến thế gian, đến là để thọ báo, chịu khổ cũng là thọ khổ báo. Bạn chưa thọ hết khổ báo mà tự sát, kiếp sau được thân người vẫn phải thọ khổ báo này.

 

Cho nên đây không phải là phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp giải quyết vấn đề là đoạn ác tu thiện, sám hối nghiệp chướng thì mới có thể cải thiện, mới có thể chuyển đổi được nghiệp của mình.

Nếu học Phật pháp mà làm không được điều này thì không có ý nghĩa rồi, chúng ta học Phật còn có ích gì nữa? Thật sự là vậy. Chuyển nghèo hèn thành giàu sang, đây là điều người thế gian truy cầu, chuyển ngu si thành trí huệ, nhưng cao nhất là chuyển phàm thành Thánh. Bạn hiểu rõ đạo lý này, hiểu được chân tướng sự thật này, biết phương pháp chuyển đổi thì bạn hãy học cho tốt, tiền đồ của bạn sẽ là một màu xán lạn. Tuy trước mắt có khổ, nhưng đừng sợ.

Con người sợ nhất là lúc cuối đời, cuối đời khổ thì thật là khổ, lúc trẻ khổ thì không sao cả, cuối đời có thể sống hạnh phúc, nghiệp chướng của chính mình tiêu trừ rồi thì cuối đời sẽ có phước báo.

HT. Tịnh Không