Có phước nhưng không có trí, quả báo ra sao?

Người học Phật phải cảnh giác, quan sát thật kĩ, rất kĩ, hậu quả của họ không thể lường được, rất đáng thương.

Đại sư Vọng Tây nói: “Nay do tạo ác, thiện trước diệt rồi, thần thiện bỏ đi, nên đời này gặp nạn, nạn này rất nặng”, quả báo hiện tiền sẽ thế nào?

Có thể mang bệnh khổ, hoặc gia sản mất mát, công ty phá sản, mất công ăn việc làm, cuộc sống lập tức bị uy hiếp, đấy là khổ báo. Đời này tạo ác, sẽ mang phước báo đời trước, dần kéo thấp xuống, mọi người chúng ta thường gọi là giảm phúc.

Ví dụ phước báo, của cải là phước báo, số anh ta rất giàu có, bởi ngang tàng bá đạo, cậy thế làm càn, cướp đoạt của cải người khác. Cho rằng ta có thể làm được điều đó, có trí tuệ, có quyền hạn, có thể hại người, đưa của cải mọi người về cho mình, dạng người này không thiếu trong xã hội. Những thứ họ lấy được, nói thật đó là do số họ có, nhưng đã bị giảm.

Thí dụ, vốn số anh ta có một vạn ức, bởi cậy thế làm càn, những của cải anh ta có được, chỉ còn năm nghìn ức, anh ta đã thấy đủ, không ngờ đáng lí mình có một vạn ức, đâu ngờ mình mất một nửa.

Tuy thế anh ta vẫn còn năm nghìn ức, anh ta vẫn được hưởng, nhưng nếu anh ta tiếp tục làm ác, mỗi lần tạo tội làm hại người như thế, anh ta bị tổn hại một ít, cuối cùng là mất tất cả, hết phước báo.

Hết rồi, những quả báo tội nghiệp anh tạo trong đời này, tất cả bày ra, tội báo bày ra sẽ đến đâu? Đến địa ngục. Đây là người có phước nhưng không có trí, hưởng phước mà không biết tạo phước, chỉ biết lừa dối mọi người, gọi là cậy thế hại người.

Thân tạo ác nghiệp đưa đến quả báo khổ

Người học Phật phải cảnh giác, quan sát thật kĩ, rất kĩ, hậu quả của họ không thể lường được, rất đáng thương.

Quý vị phải nghĩ đến quả báo anh ta phải nhận, quý vị sẽ sinh tâm thương xót, lòng yêu thương, rất đáng thương, rồi sẽ tha thứ cho họ. Thực sự họ không biết, mê lầm điên đảo nên tạo nghiệp nặng.

Thiện thần bỏ đi”, khi thần Thiện đã bỏ đi, mạng sống sẽ hết. Hai vị thần dữ sanh câu lai là đồng sanh đồng danh tên, nếu ngài đã bỏ đi, mạng sống của quý vị sẽ hết.

“Đời này gặp nạn, nạn này rất nặng”, đây là gì? Mạng quý vị đang lí chưa hết, khi gặp nạn nhà tan cửa nát, bệnh khổ liên miên, gọi là sống để chịu tội, tội này có ngắn có dài.

Hồi tôi học Phật, đã gặp một trường hợp ở Đài Loan, cũng là một người giàu có, cuối đời mắc chứng quên của người già, rất đáng thương. Mọi người trong nhà không biết, chỉ con dâu biết, vợ đứa con thứ hai của ông, cô săn sóc ông rất cẩn thận, chỉ mình cô này biết, những người con cháu khác không ai biết.

Còn sống, có tiền, ba ca hộ lí trực hai mươi bốn giờ, săn sóc mười mấy năm thì mất, chịu tội. Đang sống nhưng nằm bất động trên giường, không biết đến gì, nằm mười mấy năm như thế mới chết, con cái không đứa nào có hiếu, ai săn sóc ông? Đúng là đau khổ một mình.

Tuy lúc đó chúng tôi học Phật, nhưng vẫn chưa thấu hiểu kinh giáo, chưa hiểu sâu sắc, chỉ thấy ông đáng thương. Tiền của dư thừa như thế, hưởng thụ được gì? Chỉ là ba ca hộ lí, túc trực hai mươi bốn giờ, ông chỉ hưởng thụ được chừng đó, dùng tiền vào việc đó, quý vị nghĩ ông tiêu bao nhiêu tiền một tháng? Ăn uống mỗi ngày không thể nào nuốt trôi, phải dùng kim tiêm, bơm dinh dưỡng vào.

Tuy kéo dài được mười mấy năm, khi mất, công ty giải thể, con cháu đông, nhà lớn nhà nhỏ đều giải thể hết. Đó là những gì chúng tôi tận mắt chứng kiến, sau này đối chiếu khi đọc kinh Phật, kinh dạy những chuyện như thế.

Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 528.

HT. Tịnh Không