Có hai sự cố gắng đúng chánh Pháp rất khó thực hiện
Trong hai sự tinh cần này, này các Tỷ kheo, tối thắng là tinh cần với mục đích từ bỏ tất cả sanh y. Do vậy, này các Tỷ kheo, các thầy cần phải học tập như sau: “Ta sẽ cố gắng tinh cần để từ bỏ tất cả các sanh y”. Như vậy, này các Tỷ kheo, các thầy cần phải học tập.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 2, phẩm Hình phạt, phần Hai loại tội [trích], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.96).
Phật dạy cách tìm được những gì khó được
Lời bàn:
Cho đi là điều khó, vì nắm giữ là tập khí cố hữu của con người. Mới sinh ra trẻ sơ sinh đã nắm chặt hai bàn tay. Đến khi lớn lên, hai bàn tay ấy mới buông ra từ từ, tuy vậy có người vẫn nắm chặt tất cả những gì mình có cho đến tận cuối đời.
Cho đã khó như thế nhưng siêng năng, cần mẫn thực hành việc đem cho quả là “rất khó thực hiện ở đời”. Thường thì người ta vẫn cho nhau nhiều thứ với những mục đích khác nhau (vì xót thương, vì danh, vì lợi…).
Đa phần họ chỉ cho bớt khi dư thừa và có sự kêu gọi hoặc là chỉ cho một đôi lần, hiếm khi cho nhiều lần. Chỉ có những người nhận thức rõ ràng về vô thường đồng thời an vui và hạnh phúc tràn ngập khi đem cho mới siêng năng và bền bỉ trong việc bố thí, làm được việc khó làm.
Đối với người xuất gia, việc khó làm nhất là tinh cần từ bỏ tất cả các sanh y. Nghĩa là việc xây dựng chùa to Phật lớn, lập nên đạo tràng đông đảo, làm nhiều điều phước thiện…đối với người xuất gia đã khó nhưng khó hơn và cần kíp hơn là thường xuyên nỗ lực, tinh cần tu tập để đoạn trừ phiền não, thành tựu giải thoát, Niết bàn. Thiết nghĩ, đây cũng là một tiêu chí quan trọng cho người xuất gia xác lập tôn chỉ, mục đích tu học của mình theo lời Phật dạy trong bối cảnh tu tập hiện nay.