Chuyển đổi số – Thay đổi nhỏ từ số hóa dữ liệu trong nghiên cứu Phật giáo
Chuyển đổi số sẽ giúp số hoá tài liệu bằng cách chuyển toàn bộ tài liệu bản cứng này sang dạng tài liệu mềm thuận tiện cho việc sàng lọc, tìm kiếm, đánh giá và chia sẻ thông tin, kéo dài tuổi thọ của tài liệu và tiết kiệm không gian lưu trữ.
Kinh điển và những công trình nghiên cứu, bài viết về Phật giáo có số lượng rất lớn. Như truyền thống thường nói có thể lên đến “84.000 pháp môn” (bài giảng), với số lượng dữ liệu lớn như vậy đủ để làm các Phật tử hoa mắt khi mới học Đạo. Kinh văn Phật giáo truyền miệng hoặc được viết trên giấy mực được chia theo nội dung làm ba loại là Kinh, Luật và Luận. Vậy vấn đề đặt ra là: làm sao có thể phân loại, tình kiếm những số liệu thống kê những điều công chúng quan tâm khi bơi trong kho dữ liệu này?
Với số lượng những nghiên cứu về Phật giáo rất nhiều, để sự không lặp lại và phân loại được dữ liệu nghiên cứu được tường minh, điều này đòi hỏi Viện nghiên cứu cần nghiêm túc suy nghĩ và hành động ngay từ bây giờ nếu không muốn bị các tôn giáo khác bỏ lại xa về công tác nghiên cứu những vấn đề của Phật giáo ứng dụng vào đời sống hiện hữu. Chuyên đổi số phải được thực hiện một cách liên tục, thường xuyên chứ không phải chỉ là một dự án đơn thuần. Sự thật chuyển đổi số chính là việc bắt đầu đi từ những bước đi nhỏ để theo thời gian sẽ đạt được những lợi ích rất lớn và những việc nhỏ như số hoá tài liệu, dữ liệu nghiên cứu, bài viết chuyên sâu trong tổ chức của mình.
Nằm ngủ nghe Kinh Phật có được không?
Trong tương lai không xa, sẽ không có gì mới lạ khi chúng ta nhìn thấy các nhà nghiên cứu, lập kế hoạch, viết, hiệu đính… và gửi một bài nghiên cứu cho nhà xuất bản, tất cả đều bằng điện thoại di động hoặc máy tính bảng của họ. Trong một số giác quan, các kỹ năng số làm cho nơi làm việc trở thành một nơi tự do và đơn giản hơn bao giờ hết. Rất nhiều công việc bây giờ có thể được thực hiện tại nhà hoặc đang di chuyển. Các kỹ năng như: tìm kiếm, phân loại, phân tích dữ liệu, sử dụng email, soạn thảo văn bản trên điện thoại, máy tính; tổ chức và quản lý tài nguyên của tổ chức trên Cloud hoặc kỹ năng cơ bản khi sử dụng điện thoại thông minh, máy tính… đang được coi là những kỹ năng số cơ bản mà mỗi công dân toàn cầu trong tương lai cần có.
Thông thường, tại các tổ chức luôn tồn tại nhiều các đầu việc thủ công có tính chất lặp lại gây mất thời gian và giảm hiệu suất làm việc của nhân viên, ngoài ra, việc tiêu tốn lượng giấy lớn cho việc lưu trữ dữ liệu gây tốn kém diện tích, dễ hư hỏng do tác động của ngoại cảnh và việc tra cứu cũng rất khó khăn, tốn nhiều thời gian. Chuyển đổi số sẽ giúp số hoá tài liệu bằng cách chuyển toàn bộ tài liệu bản cứng này sang dạng tài liệu mềm thuận tiện cho việc sàng lọc, tìm kiếm, đánh giá và chia sẻ thông tin, kéo dài tuổi thọ của tài liệu và tiết kiệm không gian lưu trữ.
Việc ứng dụng các phần mềm, giải pháp công nghệ vào quá trình xử lý dữ liệu sẽ giúp các tổ chức đơn giản hoá quá trình xử lý và quản trị cơ sở dữ liệu của tổ chức của mình. Nhanh chóng đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thời đại công nghệ 4.0 với tốc độ biến đổi chóng mặt cũng như phục vụ đầy đủ nhu cầu mà công chúng đưa ra và hưởng thụ.