Chúng ta sống trong vòng quay của luân hồi nghiệt ngã như thế nào, bạn có biết không?
Luân hồi như những màn bi hài kịch nối tiếp nhau nghiệt ngã không có hồi kết, vui thì ít, buồn khổ thì nhiều. Cái gì mới quan trọng đây? Gia đình, tài sản, quyền uy, thỏa mãn…kể ra thì nhiều lắm, nhưng cái gì sẽ còn mãi đây?
Chuyện thứ nhất: Mẹ đầu thai thành vịt
Ở đường Dương Bá Trạc, quận 8, TP. HCM, vào khoảng những năm 1970, có một người chuyên bán cháo vịt, tên là cô Hai. Quán cháo vịt của cô bán rất chạy, khắp vùng ai cũng biết tiếng “cô Hai cháo vịt”. Khách tới ăn đông đến mức một buổi chiều có thể bán hết 20 con vịt .
Do sợ mua vịt làm sẵn ở bên ngoài không được ngon, nên cô Hai luôn tự tay mình ra chợ lựa từng con vịt còn sống về làm thịt.
Do có kinh nghiệm nhiều năm, cô Hai chỉ cần cầm con vịt lên là biết được con nào da nhiều, con nào mỡ nhiều, con nào thịt dai, con nào thịt bở… Sau đó đem về đích thân cắt cổ từng con làm thịt.
Một hôm, sau khi làm thịt mấy chục con vịt xong, cô cảm thấy đau đầu nên để việc cho các con làm tiếp, còn cô đi vào trong nhà nằm ngủ một giấc.
Trong giấc mơ, cô thấy mẹ của mình ( đã chết mấy chục năm về trước) trở về tìm cô. Điều kinh ngạc là cổ của bà bị ai cắt không rõ, đầu không đứt ra hẳn mà lủng lẳng trên cổ, máu chảy đầm đìa , nhìn rất kinh dị.
Bà tiến đến nắm lấy đầu cô Hai, giọng xuống bàn, và oán trách rằng:
– Tao nuôi mày khôn lớn, trưởng thành … để bây giờ mày cắt cổ tao !
Cô Hai liền nói:
– Con cắt cổ má hồi nào mà má nói như vậy ? Má chết rồi, má chết mấy chục năm rồi mà giờ má nói con cắt cổ má ? Má chết vì bệnh mà sao đổ thừa là con cắt cổ má ?
Bà mẹ liền nắm đầu cô đập xuống giường và lớn tiếng :
Khi đó cô Hai giật mình thức giấc, quá sức kinh hoàng, cô liền ngồi hồi tưởng lại, và nhớ ra. Quả là hồi trưa , trong số mấy chục con vịt bị cô giết , có một con vịt, sau khi bị cô cắt cổ xong, do cô đưa dao hơi quá tay nên cái đầu nó gần đứt giống như treo lủng lẳng trên cổ. Vậy mà con vịt này không chịu chết ngay, mà nó giãy giụa, vùng ra chạy được một đoạn mới ngã vật ra chết. Giờ cô nhớ lại mới thấy cái cổ con vịt ấy lủng lẳng y hệt cổ của mẹ cô trong giấc mơ.
Xâu chuỗi lại sự việc, cô Hai kinh hoàng hiểu ra rằng, mẹ mình đã đầu thai thành con vịt đó, và chính tay cô chứ không ai khác đã cắt cổ mẹ mình. Luân hồi này thật là oan trái, nghiệt ngã. Từ đó cô bỏ nghề bán cháo vịt , thương hiệu “ Cô Hai Cháo Vịt” dần chìm vào quên lãng, nhưng ác nghiệp cô đã gây ra, cùng những mối oán hận, những sự trả thù của những con vật bị giết trong những kiếp sau, sẽ còn theo cô không biết đến khi nào mới dứt.
Nguyện – La bàn trong dòng luân hồi sinh tử
Chuỵện thứ 2: Cá báo thù
Có một chú Sa di pháp danh Thích Thông Huệ, chú xuất gia khi mới tầm 8 tuổi. Bổn phận của chú hàng ngày chỉ là quét sân chùa, làm những việc lặt vặt… Đến năm 14 tuổi, chú Sa di Thông Huệ được các thầy giao cho việc gánh nước, mỗi ngày phải xuống núi gánh khoảng 20 gánh nước lên cho mọi người sử dụng.
Một hôm, trong lúc chú gánh nước lên núi, có một bà bán cá, đội trên đầu một cái chậu đựng đầy cá ra chợ bán. Khi đi ngang qua gánh nước của chú Sa di, bà dừng lại, hạ cái chậu cá xuống đất, vô ý thế nào làm văng một con cá vào thùng nước chú Sa di đang gánh.
Tức quá chú túm lấy con cá, khi đó đang còn sống, đập mấy nhát liền vào thùng nước, vừa đập vừa chửi rủa nó, và đương nhiên, con cá chết ngay tại đó.
30 năm sau, chú Sa di đã trở thành một thiền sư, sau khi sư Trụ trì viên tịch, ngài tiếp nối làm trụ trì ngôi chùa đó. Một hôm, khi đang ngồi thiền trong chùa, thì có một vị tướng trẻ, tên là Trương Tuấn dẫn quân đi ngang qua chùa.
Viên tướng ghé vào chùa, nhìn thấy thiền sư Thông Huệ, trong tâm bỗng dưng bừng bừng khởi lên sự giận dữ mà chính Trương Tuấn cũng không hiểu được là vì sao. Trương Tuấn không kiềm chế được, liền rút kiếm ra định đâm vị thiền sư mà mình chưa từng gặp bao giờ.
Khi ấy, thiền sư mở mắt, điềm tĩnh nói:
– Ta đã chờ ông 30 năm rồi.
Viên tướng Trương Tuấn liền hỏi:
– Tại sao tôi với ngài chưa từng gặp nhau lần nào, đây là lần đầu tiên tôi đi qua vùng này, vậy mà không hiểu vì sao cảm giác trong tôi thay đổi bất thường, vừa nhìn thấy ngài là tôi muốn giết ngài liền.
Thiền sư Thông Huệ trả lời :
– Không phải ngẫu nhiên, mọi chuyện đều có nhân duyên của nó.
Nói rồi thiền sư kể lại câu chuyện đập chết con cá 30 năm về trước. Sau khi đập chết con cá, ngài cảm thấy rất hối hận, ngài hay sám hối về việc này, và chắc hẳn, ngài cũng thường tạo các công đức hồi hướng cho con cá ấy. Và ngài sẵn sàng chờ đợi cái ngày mà quả báo xảy đến, khi mà con cá tìm đến báo thù. Ngày đó cuối cùng đã đến.
Thiền sư nói tiếp:
– Con cá đó đã chuyển kiếp thành người , chính là ông đó. Sở dĩ hôm nay ông đi ngang qua đây, không dưng cảm thấy nóng giận, muốn lấy mạng tôi, là vì kiếp trước tôi đã giết ông, khi bị giết, ông đã khởi tâm sân hận, muốn báo thù. Khi tái sinh , ông không nhớ kiếp trước của mình, nhưng tôi biết, và tôi đã chờ đợi ngày này từ nhiều năm qua.
Trương Tuấn nghe xong, liền hạ thanh kiếm xuống. Sau đó, ông ta xin xuất gia làm đệ tử của thiền sư Thông Huệ. Chính nhờ sự sám hối và hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ, chính là con cá đó, thiền sư Thông Huệ đã hóa giải được mối oan oan tương báo mà nếu là người khác không hiểu Đạo, chắc chắn sẽ tạo thành mối thù truyền kiếp, “kiếp này ông giết tôi, kiếp sau tôi giết ông” không biết bao giờ mới chấm dứt.
Luân hồi trong lục đạo là cơn ác mộng
Chuyện thứ 3: Rụng rời khi biết sự thật đằng sau con gà trong mâm cúng giỗ mẹ.
(Diệu Âm Lệ Hiếu tổng hợp từ bài giảng của Sư cô Thích Nữ Như Lan).
Cha mẹ cô, mọi người vẫn gọi là ông bà Mười, có tính tình đối lập nhau. Mẹ cô thì hiền lành, thích đi chùa tu học theo đức hiếu sinh của Phật. Còn cha cô thì ngược lại, ham thích sát sinh, ông có thói quen mời bạn bè về nhà chơi, rồi giết vật để đãi khách, mẹ cô hết lời khuyên cha cô nên ăn chay niệm Phật nhưng ông không nghe theo.
Có một lần vào kỳ nghỉ hè, ông bà Mười cùng người cháu ngoại tên Hòa ra Vũng Tàu để nghỉ mát. Ngoài Vũng Tàu có nhà đứa cháu bà con tên là Bê gọi bà bằng dì.
Tối hôm đó khi ngủ ở khách sạn, bà Mười nằm chiêm bao thấy cậu Bê đến mời hai ông bà đến nhà ăn đám giỗ mẹ mình. Trong giấc mơ, bà thấy hai vợ chồng bà đến nhà cậu Bê dự tiệc giỗ, khi đó cậu Bê đem ra chén nước có in hình bông súng nói:
– Dì với dượng súc miệng đi rồi vô bàn ăn tiệc với tụi con, hôm nay đám giỗ mẹ con.
Bà Mười nhìn sau bếp mới nói:
– Bữa nay tụi bây nấu gì để cúng giỗ cho mẹ tụi bây vậy?
Vừa nhìn ra sau thì bà thấy mẹ cậu Bê bị cắt cổ ngang và bị cắt đứt hết một cánh tay, còn một cánh tay treo ở xà ngang. Bà Mười mới hoảng hốt la lên:
– Trời ơi, sao mày giết mẹ để cúng giỗ cho mẹ mày vậy Bê?
Nói xong rồi bà la lên thất thanh. Mộng đến đây, do sợ quá nên bà tỉnh giấc. Lúc tỉnh dậy, bà kể toàn bộ giấc mơ cho chồng nghe:
– Ông ơi, sao tôi nằm chiêm bao thấy kỳ lạ quá, thấy thằng Bê nó mời hai vợ chồng mình đi ăn đám giỗ. Nó đem chén nước có hình bông súng cho mình súc miệng. Tui ra bếp thấy vợ nó cắt cổ mẹ nó làm giỗ ông à, chỉ còn một cái tay, cái tay kia vợ nó xé làm gỏi rồi….
Ông Mười bảo:
– Chỉ là mơ không có thật, thức dậy là tỉnh rồi còn gì phải sợ nữa, bà suốt ngày toàn chiêm bao bậy bạ.
Bà Mười kể thấy chồng vẫn không nghe, nên bà mới gọi cháu ngoại kể cho nó nghe để giải tỏa chút tâm lí, kiếm thêm đồng minh.
– Dì Mười dượng Mười ơi, bữa nay là đám giỗ mẹ con. Con mời dì dượng đến nhà con dự tiệc giỗ.
Bà Mười nghe qua mới giật mình sao mà giống trong mơ quá. Trong khi đó, hai ông bà chỉ vô tình đi Vũng Tàu nghỉ mát cùng cháu ngoại chơi mùa hè thôi, chớ không hề biết ngày giỗ kỵ của mẹ cậu Bê này. Bà liền kéo ông ra nói :
– Đó, thấy chưa ông, thấy chưa, chiêm bao tui thấy hay chưa…..
Ông Mười quay sang khều bà:
– Thôi bà, bà giữ dùm cái miệng bà lại đi, đừng có nói bậy nói bạ. Người ta nghèo khổ, đến ngày giỗ mẹ người ta. Người ta có lòng mời thì mình nghĩ tình nhín chút thời gian đến dự, chứ khước từ thì người ta tủi thân.
Ông quay sang nói với cậu Bê:
– Không sao đâu con, con về đi. Khoảng 9-10 giờ dì dượng sẽ ghé qua dự giỗ.
Đến hơn 9 giờ sáng, ông Mười kéo bà Mười đi đến nhà cậu Bê thì bà bảo:
– Thôi tui sợ lắm, rõ ràng tui thấy là đám giỗ má thằng Bê, tụi nó giết má nó để cúng giỗ cho má nó mà. Tui sợ lắm, tui không đi đâu, ông đi một mình đi.
Ông Mười nói:
– Chiêm bao chỉ là mộng, đâu có thật đâu mà bà lo. Đi đi, có tui đây nè bà đừng có sợ gì cả.
Sau cùng thì ông cũng dẫn được bà Mười cùng cháu ngoại ghé sang nhà cậu Bê dự đám giỗ. Vừa đến nhà, ngồi vào ghế thì cậu Bê mới rót nước vào hai cái tách:
– Con mời dì dượng uống miếng nước xúc miệng rồi vô bàn ăn cơm với tụi con.
Nhìn vào tách nước, quả nhiên trên tách có in hình bông súng. Bà Mười lên tiếng:
– Đó ông thấy chưa, hồi hôm tui nói rồi, y hệt như vậy luôn.
Ông Mười khều nhẹ:
– Bà làm ơn giữ cái miệng lại dùm tui đi.
Bị chồng nói hoài nên bà hậm hực:
– Vậy để tui ra đàng sau coi tụi nó làm cái gì để cúng má nó?
Khi bà đi ra phía sau nhà bếp thì thấy ở cây xà ngang nhà bếp treo tòn ten một con gà đã bị cắt cổ, chỉ còn một cánh. Còn cánh gà kia thì bị cô vợ cậu Bê đem xé phay trộn gỏi rồi. Bà sợ quá, la lên:
Bà vội kể hết sự tình trong giấc chiêm bao cho gia đình cậu Bê này nghe. Vừa nghe xong thì cậu này rùng mình toát mồ hôi lạnh, dẹp luôn, không ăn không uống gì nữa cả.
Cậu chỉ bới ba chén cơm trắng lên cúng mẹ, còn lại thịt gà gì bỏ hết. Cũng từ ngày hôm đó thì cậu Bê cũng ăn chay niệm Phật luôn, vì không ngờ chính mình lại “giết mẹ để cúng giỗ cho mẹ”.
Sau này cả ông Mười cũng phát tâm ăn chay niệm Phật.
Lạm bàn:
Luân hồi như những màn bi hài kịch nối tiếp nhau nghiệt ngã không có hồi kết, vui thì ít, buồn khổ thì nhiều.
Nay ta ở trong cảnh sung túc, phước nhiều, quyền lực nhièu, thì ta lấy đau khổ của chúng sinh khác để thỏa mãn cái khoái trá, ưa thích của mình, phục vụ cho lợi ích của mình.
Để rồi mai mốt đổi vai, chúng sinh cũng sẽ đạp lên nỗi đau khổ của ta để thỏa mãn cơn khát máu, phục vụ cho sở thích của chúng sinh.
Đổi qua lật lại, lên lên xuống xuống như thế, với ai thì cũng đều đã vô số lần như vậy.
Cái gì mới quan trọng đây? Gia đình, tài sản, quyền uy, thỏa mãn… kể ra thì nhiều lắm, nhưng cái gì sẽ còn mãi đây?
Xin thưa, đó là khổ đau, là máu và nước mắt. Thế nên, với những người có trí tuệ, thì thoát khỏi màn kịch của luân hồi nghiệt ngã này mới thật sự là mục đích quan trọng nhất. Và đó là lí do Phật Pháp đến với thế gian.
Quang Tử