Chùa Ngọa Vân: Thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm

Nếu như Yên Tử là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành, thuyết pháp, độ tăng, thì Ngọa Vân chính là nơi Ngài nhập Niết bàn, hóa Phật. Vì vậy, Ngọa Vân được coi là “thánh địa” của thiền phái Trúc Lâm.

1

Chùa Ngọa Vân nằm ở đỉnh Ngọa Vân của núi Bảo Đài, có độ cao hơn 500 m so với mực nước biển, thuộc địa phận xã Bình Khê, thị xã Đông Triều. Với địa thế đẹp, năm 1037, vua Trần Nhân Tông đã chọn nơi này để tĩnh thiền.

2

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, đến ngày 1/11/1308, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nhập niết bàn tại đây. Sau đó, am Ngọa Vân, nơi ngài ở được dùng lại để thờ cúng. Chùa Ngọa Vân được xây sau khi Phật Hoàng qua đời, cũng vào đời nhà Trần, để để thờ Phật và thực hiện việc hành đạo.

3

Theo Ban quản lý di tích thị xã Đông Triều. Đến những năm 2000, khu di tích chùa Ngọa Vân bắt đầu được đầu tư kinh phí để xây dựng, tôn tạo trên nền những phế tích cũ. Đến năm 2006, chùa Ngọa Vân được công nhận là di tích văn hóa – lịch sử cấp quốc gia.

4

Di tích Ngọa Vân ngày nay có ba lớp. Lớp thấp nhất là 15 điểm di tích nhỏ dưới chân núi kết nối thành một con đường uốn lượn lên đến đỉnh Ngọa Vân. Đây là con đường đi bộ dài khoảng 3 km đường nhiều người lựa chọn để hành hương.

Phật hoàng Trần Nhân Tông: Một nhà vua sáng hết lòng vì nước

5

Nếu không đủ sức đi bộ, bạn có thể đi cáp treo với giá 220.000 đồng khứ hồi và chỉ mất khoảng 15 phút để lên đến gần chùa Ngọa Vân trung. Ngồi cáp treo, bạn sẽ được ngắm cảnh núi rừng trùng điệp.

6

Từ ga cuối cáp treo, bạn sẽ đi bộ khoảng 300 m và rồi hết 109 bậc thang để lên chùa Ngọa Vân trung. Đây được coi là lớp thứ hai của khu di tích.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

7

Chùa Ngọa Vân trung được trùng tu xây dựng trên nền chùa cũ vào năm 2014, với lối kiến trúc kiểu chữ Nhị đúng theo kiến trúc của chùa từ thời Lê Trung Hưng. Chùa Ngọa Vân trung là trung tâm của lễ hội xuân Ngọa Vân diễn ra từ mùng 9 tháng giêng đến hết tháng ba Âm lịch hàng năm.

8

Từ bên phải chùa Ngọa Vân Trung, bạn đi theo con đường nhỏ lát đá, rợp bóng cây để lên chùa Ngọa Vân Thượng và am Ngọa Vân.

9

Đây cũng cũng là lớp cuối cùng và cao nhất của di tích Ngọa Vân. Khu vực này được người xưa ca tụng với câu thơ “Muôn thuở chùa linh ứng. Bốn mùa cảnh sắc tươi”.

Theo truyền thuyết, tại đỉnh núi thiêng này, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nhập cõi niết bàn trên một tảng đá lớn trong dáng nằm sư tử. Ngọn tháp cổ chính giữa, trước chùa Ngọa Vân thượng là nơi lưu giữ một phần xá lị của Phật hoàng.

10

Với ý nghĩa văn hóa – lịch sử – tôn giáo to lớn, hằng năm, di tích Ngọa Vân đón hàng chục nghìn du khách đến tham quan, bái lễ. Ông Ngọc Hiệu, 68 tuổi, ở TP HCM cùng bạn bè lần đầu tiên đến chùa Ngoạ Vân ấn tượng với kiến trúc, địa thế, không gian tuyệt vời của nơi Phật Hoàng đã chọn điểm dừng chân cuối cùng trong cuộc đời tu hành.

 

Theo Vnexpress.

Lê Tân