Chánh niệm tỉnh giác liễu tri khổ, đoạn tận khổ
Đức Phật dạy chỉ có sự khổ mà ta đang kinh nghiệm, đối mặt ngay khoảnh khắc hiện tại mới có thể diệt trừ được mà thôi. Đối với sự khổ đã qua, ta không thể làm gì được cả và sự khổ trong tương lai thì chưa xảy ra.
Ta khổ vì già, bịnh chết cộng thêm khổ vì lo buồn, uất ức than trách, hối tiếc chuyện đã qua, mong cầu chuyện chưa tới. Đức Phật dạy chỉ có sự khổ mà ta đang kinh nghiệm, đối mặt ngay khoảnh khắc hiện tại mới có thể diệt trừ được mà thôi. Đối với sự khổ đã qua, ta không thể làm gì được cả và sự khổ trong tương lai thì chưa xảy ra.
Chánh niệm (sati) là trí nhớ ghi nhận những gì đang xảy ra ngay trong hiện tại. Tỉnh giác (sampajañña) là sự hiểu biết rõ ràng. Trong thiền tập, tỉnh giác có nghĩa thấy đề mục một cách rõ ràng và quân bình. Hai pháp này thường đi đôi với nhau và được gọi chung là chánh niệm – tỉnh giác (satisampajañña) với ý nghĩa là ghi nhận những hiện tượng thân tâm đang xảy ra ngay bây giờ và thấy chúng một cách chính xác, trọn vẹn và biện biệt.
Chánh niệm là ‘thức ăn’ của tâm mỗi ngày
Đối với sự khổ đã qua,ta không làm gì được cả và sự khổ trong tương lai thì chưa xảy ra
Khi có chánh kiến tỉnh giác, hành giả chỉ thấy có hai yếu tố danh và sắc hay thân và tâm đang làm việc chứ không còn thấy có một chúng sanh, một cá nhân nào cả. Từ trước đến nay, ta chỉ thấy “cái tôi” với một nghĩa tục đế, bao trùm hết cả thân tâm này. Giận cũng tôi, thương cũng tôi, vui cũng tôi, buồn cũng tôi.
Bây giờ với chánh niệm, tỉnh giác, hành giả bắt đầu dần dần nhận rõ chân đế. Hành giả kinh nghiệm các đặc tánh riêng và đặc tính chung của đối tượng. Các đặc tính riêng là các trạng thái chuyển động, căng, dãn, cứng, mềm, nặng, nhẹ, nóng, lạnh… và các đặc tính chung là vô thường, khổ, vô ngã. Hành giả mỗi lúc chỉ thấy có tâm ghi nhận và đối tượng được ghi nhận.