Chân như tịnh tĩnh
Đơn giản hóa, Chân Như là cái dung chứa mọi mâu thuẫn, đối nghịch nhị nguyên: có và không, động và tĩnh, một và nhiều, như thật và như huyễn, tướng và vô tướng… đồng thời vẫn thanh tịnh, không bị nhiểm ô bởi chúng.
Phẩm Tự Tánh thanh tịnh mà tất cả tướng đều là tánh, tất cả hiện hữu đều là Như Lai Tạng. Kinh Đại Bát Nhã nói, “Tất cả pháp bổn tánh thanh tịnh. Ở trong các pháp đó, nếu Bồ Tát tâm thông đạt chẳng mê mờ, đó chính là Trí Huệ Ba La Mật.” Đơn giản hóa, Chân Như là cái dung chứa mọi mâu thuẫn, đối nghịch nhị nguyên: có và không, động và tĩnh, một và nhiều, như thật và như huyễn, tướng và vô tướng… đồng thời vẫn thanh tịnh, không bị nhiểm ô bởi chúng.
Tinh thần Pháp Hoa Kinh (Flower Garland Sutra, Flower Adornment Sutra, or Flower Ornament Scripture, Avataṃsaka Sūtra, Mahāvaipulya Buddhāvataṃsaka Sūtra) là tư tưởng thâm diệu, kinh nói về Lý Diệu Thể chớ không phải Sự Tướng. Phật mà kinh nói ở đây chính là Phật Tánh, là Tri Kiến Phật, là Chơn Tâm Thường Trú – Thể Tánh Tịnh Minh, là Như Lai Viên Giác Diệu Tâm thường trụ ở trong ta cho nên chúng sinh khỏi cần phải đến hành tinh nầy hay thế giới nọ để tìm bất cứ vị Phật nào cả.
Bởi vì, trong kinh, y vào nghĩa Chân Như này, nói rằng, “Tất cả chúng sanh từ xưa nay vốn thường trụ trong Bồ Đề Niết Bàn, chẳng phải do tu mới có, chẳng phải do làm mới được, rốt ráo không có cái gì là chứng đắc, cũng không có tướng gì để thấy. Nhưng thấy có sắc tướng chỉ là do tùy nghiệp nhiểm ô mà hiện ra, chẳng phải Chân Như có các sắc tướng ấy, vì thật tướng Chân Như là vô tướng.”
Vạn pháp đều phát nguyên từ bản thể Chơn Như (Chân Như, zh. 真如, sa., pi. tathatā, bhūtatathatā) mầu nhiệm. Chân Như Tĩnh Tịnh là chỉ thể tính tuyệt đối cuối cùng của vạn vật. Chân Như là thể tính bất động, thường hằng, nằm ngoài mọi lý luận nhận thức. Chân Như nhằm chỉ cái ngược lại của thế giới hiện tượng thuộc thân, thuộc tâm. Chân Như đồng nghĩa với Như Lai Tạng, Phật Tính, và Pháp Thân. Đại khái, Chân Như duyên khởi là tất cả những gì chúng ta thấy, nghe, ngữi, nếm, xúc chạm, suy nghĩ (nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, sắc thanh hương vị xúc pháp) đều sinh ra, duyên khởi từ Chân Như, hiện hữu trong Chân Như và diệt mất trong Chân Như. Nói cách khác, tất cả mọi hiện tượng mà chúng ta kinh nghiệm đều là Chân Như. Tri Kiến được Chân Như tức là Giác Ngộ, vượt khỏi thế giới nhị nguyên, chứng được cái Nhất Thể của khách thể và chủ thể. Niết-bàn theo hệ Pali Nam Truyền là “tịch tịnh, tịch diệt,” mang nhiều nghĩa tĩnh lặng, thụ động vì ở trong một trạng thái tĩnh lặng tuyệt đối chờ con người đạt đến, còn Niết Bàn của Luận Đại Thừa Khởi Tín là hoạt động, sinh động, tích cực phi thường và cũng đồng thời đi đến với con người. Vì Niết Bàn của Đại Thừa là Chân Như thường hằng huân tập, cho nên, thực tại tối hậu của Đại Thừa là Chân Không Diệu Hữu (theo Luận Khởi Tín là “Như Thật Không,” và “Như Thật Bất Không.”) Muốn kiến Chơn Như phải an tâm trước, rồi dùng hồi quang phản chiếu, quán tự tại để soi thấy cái bản lai diện mục, tìm lại cái tánh thanh tịnh trong Niết Bàn Tịnh Độ.
Đối với Niết Bàn Chân Không Diệu Hữu này, phương tiện chính là cứu cánh, chứ không phải phương tiện để đạt đến cứu cánh, đạt đến rồi thì bỏ đi. Phương tiện không phải để chờ đợi cứu cánh, mà cứu cánh nằm ngay nơi phương tiện. Kinh Duy Ma Cật nói, “Bản tánh của sanh tử tức là Niết-bàn.” Luận Khởi Tín cũng thường nói đến Tánh, Tướng, hay Thể, Dụng của Chân Như, đi đến kết luận chung của Đại Thừa, “Sanh tử tức Niết Bàn.”
Trong sự thực hành, vì Niết Bàn là nền tảng của tất cả các pháp, cho nên ngoài sự chánh niệm tỉnh giác trên các pháp vô thường (như hơi thở, cảm thọ…) Đại Thừa còn chánh niệm tỉnh giác trên chính thực tại tối hậu là Niết Bàn Chân Như, “trực niệm Chân Như.” Đại Thừa không bỏ một điều gì mà con người trong sanh tử đang có để chuyển hóa sanh tử thành Niết Bàn. Kinh Thắng Man nói, “Sanh tử y trên Như Lai Tạng… Có Như Lai Tạng cho nên có sinh tử, đó gọi là người trí nói. Sinh và tử, hai pháp này tức là Như Lai Tạng. Do lời nói thế gian nên nói có sinh tử, chứ chẳng phải Như Lai Tạng có sinh có tử.
Như Lai tạng vốn lìa ngoài tướng hữu vi. Như Lai Tạng vốn thường trụ, bất biến, cho nên Như Lai Tạng là nền tảng y cứ, là cái duy trì, là cái kiến lập.” Kinh Lăng Già nói: “Cái sinh diệt kia là thức, cái chẳng sinh diệt là trí. Cái bị các tướng ràng buộc ngăn ngại là thức. Cái không bị ràng buộc ngăn ngại là trí… Đại Huệ! Ta nói rằng thức vọng tưởng diệt thì gọi là Niết Bàn,” mà Niết Bàn là một tên gọi khác của Chân Như.
Phẩm Tự Tánh thanh tịnh mà tất cả tướng đều là tánh, tất cả hiện hữu đều là Như Lai Tạng. Kinh Đại Bát Nhã nói, “Tất cả pháp bổn tánh thanh tịnh. Ở trong các pháp đó, nếu Bồ Tát tâm thông đạt chẳng mê mờ, đó chính là Trí Huệ Ba La Mật.” Đơn giản hóa, Chân Như là cái dung chứa mọi mâu thuẫn, đối nghịch nhị nguyên: có và không, động và tĩnh, một và nhiều, như thật và như huyễn, tướng và vô tướng… đồng thời vẫn thanh tịnh, không bị nhiểm ô bởi chúng.
Chân Như duyên khởi hay Chân Không Diệu Hữu phải được thực hành để thể nghiệm để tránh khỏi rơi vào hý luận, rơi vào vòng luẩn quẩn của ý thức hữu hạn và sinh diệt. Chính vì thế mà sự thực hành của Đại Thừa phong phú vô cùng, tượng trưng là tám vạn bốn ngàn pháp môn hay 84,000 con đường (chỉ số lượng tương đối) mà một trong những pháp môn hay con đường ấy là kiên tâm, và từ bi (cho vui, cứu khổ.) Theo Kinh Hoa Nghiêm, sức mạnh của sự kiên tâm, và từ bi này khiến hành giả có thể “phá vỡ hạt bụi để thấy ra kinh điển.” Kiên tâm đối với tất cả, vì tất cả đang là Chân Như nhưng bị che giấu bởi vô minh. Mà sùng tín (devotion) cũng là động lực lớn đi trên con đường tu đạo, “Từ khi mới phát tâm cầu đạo cho đến thành Phật, trong khoảng thời gian ấy, người tu nương vào chư Phật, chư Bồ-tát, hoặc thấy hình tướng các Ngài, hoặc nghĩ đến các Ngài, đều được các Ngài gia hộ. Các Ngài hoặc hiện thân làm cha mẹ, thân thuộc, hoặc làm thiện hữu tri thức, hoặc làm người tôi tớ hầu hạ, hoặc làm người oan gia, hoặc dùng bốn nhiếp pháp cho đến tất cả các hành động để trợ duyên. Nhờ sức đại bi huân tập, khiến chúng sanh tăng trưởng căn lành, chúng sanh nếu thấy hoặc nghe đều có lợi ích.”
Vô lượng công đức
Chính nhờ Chân Như luôn luôn ở trong cuộc đời mà hành giả có thể tích tập, khai triển mọi đức tính của Bồ Tát như tôn trọng, khoan dung, từ bi, bình đẳng, nhẫn nhục, lạc quan, trì chí, … Mà vô lượng công đức của một bậc giác ngộ là kiến dụng của Chân Như. Chân Như là Như Lai Tạng, chứa giữ muôn hạnh muôn đức ấy. Đối với Chân Như, Chân Không Diệu Hữu, thế giới sanh tử này là một đạo tràng thử thách rộng lớn cho hành giả, vì thế giới này là bể khổ (dukka) theo nghiệp nhìn bởi “nhục nhãn” của chúng sanh nhưng lại là Chân Như Tĩnh Tịnh được nhìn theo thiên nhãn của bồ tát. Chân Như vẫn luôn có đó, không đến không đi, nhưng còn ẩn giấu chờ hành giả an tâm để kiến tánh, giác được chân như, chứng được niết bàn, thành Phật.
Cho nên hành giả có thể tu bất cứ nơi nào, ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời gian nào, không gian nào, cũng có thể huân tập và bắt gặp Chân Như. Nói theo những thí dụ “sóng và đại dương, bóng và gương” của Luận Khởi Tín thì thấy sóng ở đâu thì đại dương ở đó, thấy ảnh ở đâu thì thấy gương ở đó. Như thế, thế giới này là một đạo tràng của Chân Như. Thế giới Ta Bà là nơi ấn chứng của Giác Ngộ, vì cõi Chân Như không có chứng đắc.
Đạo vốn không nhan sắc
Mỗi ngày mới mẻ khoe
Ngoài vô biên thế giới
Chỗ nào chẳng phải nhà?
Thiền sư Thường Chiếu (?-1203)