Cha mẹ là ruộng phúc trong 3 cõi

Phật bảo Ngài A Nan rằng: – Cha mẹ, chúng Tăng, là hai thứ ruộng phúc của tất cả chúng sinh, là diệu quả của cõi Nhân cõi Thiên, Niết Bàn giải thoát, cũng do đó mà được thành tựu vậy!

 

Bấy giờ Đức Thế Tôn, cùng với Ngài A Nan, vào thành Vương Xá khất thực. Khi trở về đến ngoài thành, thấy có một vũng nước rất lớn và sâu, nên người ở trong thành Vương Xá, thường đem những thứ đại tiểu tiện ô uế, đổ bỏ vào trong cái vũng ấy, và khi trời mưa thì tất cả nước dơ dáy ở khắp các nơi cũng chảy dồn cả vào trong vũng đó.

Bấy giờ Đức Thế Tôn, cùng với Ngài A Nan, vào thành Vương Xá khất thực. Khi trở về đến ngoài thành, thấy có một vũng nước rất lớn và sâu, nên người ở trong thành Vương Xá, thường đem những thứ đại tiểu tiện ô uế, đổ bỏ vào trong cái vũng ấy, và khi trời mưa thì tất cả nước dơ dáy ở khắp các nơi cũng chảy dồn cả vào trong vũng đó.

Lúc ấy, ở trong vũng nước đó, có một con đại trùng, hình thù giống như người, nhưng chân tay lại rất nhiều. Con đại trùng ấy xa coi thấy Đức Như Lai, liền ngóc đầu lên khỏi mặt nước, trông nhìn Đức Như Lai, mà nước mắt tuôn trào. Đức Như Lai coi thấy rồi, Ngài rất tỏ vẻ thảm thương không vui, liền trở về núi Kỳ Xà Quật.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Bấy giờ Ngài A Nan trải tọa cụ. Đức Như Lai ngồi kết già phu ở trên trên tọa cụ ấy. Lúc đó Ngài A Nan quan sát tâm của đại chúng rồi, liền hỏi Đức Như Lai rằng:

– Lạy Đức Thế Tôn! Con trùng ở trong vũng nước vừa rồi coi thấy đó, đời trước làm nghiệp ác gì mà phải sinh ở trong cái vũng nước ấy? Với thời gian là bao nhiêu? Và đến thời nào mới được giải thoát?

Phật bảo Ngài A Nan và các đại chúng rằng:

– Các ông nên nghe cho kỹ, ta sẽ vì các ông nói việc ấy. A Nan! Về đời quá khứ, vô lượng nghìn kiếp, bấy giờ có Đức Phật ra đời, giáo hóa chúng sinh đã chu viên rồi, Ngài nhập diệt Niết Bàn. Sau khi Phật diệt độ, ở trong thời tượng pháp, có một người Bà La Môn, lập tịnh thất cúng dàng chúng tăng. Nhân có một người đàn việt, thường dâng dầu tô để cúng dàng chúng tăng. Lúc ấy có khách Tỷ Kheo tới, vị Duy Na thấy vậy, sinh lòng giận tức, hiềm khách Tăng tới, nên đem giấu giếm tất cả những thứ dầu tô ấy mà không cho khách Tăng. Khách Tăng mới nói rằng:

– Sao Ngài không đem vị dầu tô để cúng dàng chúng Tăng?

Vị Duy Na đáp rằng:

– Vì ông là khách Tăng, tôi là cựu trụ, vì thế mà tôi không cúng dàng.

Tỷ Khưu khách nói rằng:

– Đó là đàn việt cúng dàng Tăng hiện tiền.

Lúc ấy, người Duy Na kia, lộ vẻ hung ác đáng sợ, liềm mắng khách Tăng rằng:

– Sao ông không ăn phẩn giải mà lại cứ theo tôi đòi vị tô đó hoài vậy?

Bởi lời nói ác ấy, cho nên từ khi ấy đến nay, đã trải qua mười ức kiếp, thường phải sinh trong vũng phân. Người Duy Na lúc bấy giờ, nay là con trùng ở trong vũng nước ấy. Do đời quá khứ, phát ra một lời nói ác, hủy mắng chúng Tăng, mà trải vô lượng kiếp cứ phải sinh vào nơi phân giải nhơ nhớp!

Phật bảo các đệ tử rằng:

– Nên phải giữ gìn khẩu nghiệp, cái họa hoạn của khẩu nghiệp hơn cả lửa mạnh. Đối với cha mẹ, chúng Tăng, nên phải đem lòng cung kính cúng dàng, nói lời như hòa khen ngợi, thời nghĩ đến ân đức của các vị đó. Chúng Tăng là ruộng phúc, đã ra khỏi ba cõi; còn cha mẹ là ruộng phúc tối thắng trong ba cõi. Vì sao? Vì trong chúng Tăng gồm có bốn quả, bốn hướng, mười hai bậc hiền sĩ, người nào cúng dàng các bậc ấy sẽ được hưởng phúc vô lượng, không những như vậy, nếu tinh tiến tu hành không thoái tâm, thì còn được thành Phật đạo nữa vậy. Đối với cha mẹ, mười tháng cưu mang, ướt mẹ nằm, ráo để nhường con, bú mớm nuôi con đến ngày lớn khôn, dạy bảo cho con biết nghề nghiệp, tùy thời nuôi nấng, lại cho đi xuất gia, tu hành được giải thoát, qua khỏi được bờ sinh tử, làm lợi ích cho mình, và cho tất cả chúng sinh.

Phật bảo Ngài A Nan rằng:

– Cha mẹ, chúng Tăng, là hai thứ ruộng phúc của tất cả chúng sinh, là diệu quả của cõi Nhân cõi Thiên, Niết Bàn giải thoát, cũng do đó mà được thành tựu vậy!

Khi Phật nói Kinh này, có vô số lượng trăm ngàn chúng sinh, Nhân, và Phi nhân, hoặc được Sơ quả, cho đến Tứ quả, hoặc phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác, hoặc phát tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật, tất cả ai nấy đều chắp tay lễ Phật, quanh về phía bên phải, vui mừng mà lui ra.

(Lược trích: “Kinh Đại phương tiện báo ân Phật”)

HT. Thích Chính Tiến Việt dịch