Buông xuống không có nghĩa mắt không thấy, tai không nghe
Quyết định chẳng ghim trong lòng. Cõi lòng thanh tịnh chẳng nhiễm mảy trần, mắt chẳng nhiễm sắc trần, tai chẳng nhiễm thanh trần, mũi chẳng nhiễm hương trần, lưỡi chẳng nhiễm vị trần, hết thảy đều tùy duyên. Thứ gì cũng tốt, không hề có tính toán, so đo gì. Cái gì tốt thì rất tốt. cái gì không tốt cũng rất là tốt.
Nếu quý vị không tin, không có nguyện, thì lục căn suốt một ngày từ sáng đến tối rong ruổi trong cảnh giới sáu trần, không quay đầu. Nay thực sự tin tưởng Tịnh Độ, thực sự nguyện Vãng Sanh, thân cận Phật Di Đà, thu hồi cái tâm lại, sáu căn chẳng còn vịn nắm cảnh giới sáu trần bên ngoài, buông xuống cả rồi. Buông xuống không có nghĩa là mắt không thấy, tai không nghe.
Sáu căn vẫn khởi tác dụng thấy, nghe, hay, biết, nhưng như thế nào?
Quyết định chẳng ghim trong lòng. Cõi lòng thanh tịnh chẳng nhiễm mảy trần, mắt chẳng nhiễm sắc trần, tai chẳng nhiễm thanh trần, mũi chẳng nhiễm hương trần, lưỡi chẳng nhiễm vị trần, hết thảy đều tùy duyên. Thứ gì cũng tốt, không hề có tính toán, so đo gì. Cái gì tốt thì rất tốt. cái gì không tốt cũng rất là tốt.
Xưa kia, Hoằng Nhất Đại Sư ở Nam Dương, Indonesia, Ngài là bạn thân của Pháp Sư Quảng Hiệp, bạn đồng tham cũ với nhau. Ngài đến Tân Gia Ba ngụ tại Viện Chiêm Bặc của Pháp Sư Quảng Hiệp, Đạo Tràng không lớn, chúng tôi đã từng đến đó. Tôi nghe các đồng tu Tân Gia Ba kể lại.
Họ nói Hoằng Nhất Đại Sư không hề cằn nhằn ai tí nào, đối xử hết sức hòa ái đối với mọi người. Ăn thứ gì, cho ăn cái gì cũng ngon hết. Thức ăn quá mặn, Sư cũng bảo không hề gì, mặn có vị riêng của mặn.
Hòa Thượng Tịnh Không