Buộc ống quần
Một trong những lý giải của các tiên đức, vì sao Tăng nhân phải buộc ống quần khi lên điện Phật, đó là họ sợ hạ mao (vốn là sự ô uế) rơi trên điện Phật.
Trong “Tỳ-ni nhật dụng thiết yếu” có nêu bài kệ mà mỗi khi giới xuất gia mặc y phục phải đọc thầm, đó là một giải pháp đưa tới chánh niệm thông qua nhẩm thầm bài kệ: “Trước hạ quần thời, đương nguyện chúng sanh. Phục chư thiện căn, cụ túc tàm quý” (Mỗi khi mặc quần, nguyện cho chúng sanh. Mặc các căn lành, đầy đủ tàm và quý”
Rồi mỗi khi chỉnh sửa quần, lưng đai, thì đọc: “Chỉnh y thúc đới, đương nguyện chúng sanh. Kiểm thúc thiện căn, bất lịnh tán thất” (Sửa áo buộc lưng, nguyện cho chúng sanh. Kiểm soát căn lành, không để rơi rụng”.
Loài chim muông dùng lông vũ làm “y phục”, loài thú chạy dùng lớp da để thay cho áo quần. Là con người, họ phải có y phục để tránh sự lõa lồ thân thể. Nhưng áo quần vẫn là “y phục bên ngoài” của một con người. Một trong những điều khác biệt với “chúng sanh khác”, là con người họ còn phải có “y phục bên trong” đó là tàm và quý
Tàm (慚) là cảm giác tội lỗi hay mắc cỡ trỗi dậy trong tự thân (dù có bị người khác phát hiện hay không) còn Quý (愧) là cảm giác tội lỗi khi bạn không đạt những gì hứa hẹn với người khác hoặc có lỗi với người khác (dù đối phương không có truy vấn hoặc yêu cầu)
Một trong những lý giải của các tiên đức, vì sao Tăng nhân phải buộc ống quần khi lên điện Phật, đó là họ sợ hạ mao (vốn là sự ô uế) rơi trên điện Phật. Nhưng với người viết thì bởi do người xuất gia sợ người thế gian nhìn thấy gan phổi bên trong nên họ phải thắt chặt thiện căn trong lòng được trình hiện qua “không nới lỏng” bên ngoài.
Nguồn: Long Vân Tự.