Bổn Nguyện là gì?

Bổn có hai nghĩa: Trên Sự thì vô lượng kiếp vừa qua, đời nào cũng đã từng phát nguyện như vậy, phát nguyện rồi tại sao vẫn chẳng thành tựu?

istockphoto-467592547-612x612

Nguyện đã phát rồi, nhưng chẳng phát từ tâm địa, chẳng phát từ chân tâm bản tánh. Phát từ đâu? Phát từ tâm ý thức, phát từ vọng tâm; vọng tâm là tâm sanh diệt nên nguyện ấy của bạn sẽ diệt. Nếu phát từ chân tâm thì nguyện ấy sẽ chẳng diệt, chân tâm chẳng sanh chẳng diệt, nguyện này phát xong sẽ chẳng thoái chuyển; phát từ vọng tâm sẽ thoái chuyển.

Duyên tiêu mất thì nguyện sẽ mất luôn, đời này lại sanh đến cõi người, lại gặp được Phật pháp, lôi kéo nguyện lúc trước trở lại, là chuyện như vậy, thế nên mới gọi là Bổn Nguyện, ý này cạn cợt.

Ý tứ sâu thêm một tầng, Bổn chính là chân như bản tánh, từ chân như bản tánh phát đại nguyện thì gọi là Bổn Nguyện. Chư vị nên biết nếu thật sự là phát đại nguyện từ chân như bản tánh, bạn sẽ chẳng là phàm phu, mà là Pháp Thân đại sĩ như nói trong kinh Hoa Nghiêm. Vì bạn biết dùng chân tâm, dùng vọng tâm là phàm phu, dùng chân tâm là Bồ Tát.

Các bạn đều đã học ‘Bách Pháp Minh Môn’, một khóa học trong Pháp Tướng Duy Thức nhập môn. Trong Bách Pháp Minh Môn nói đến: Ðồng Sanh Tánh, Dị Sanh Tánh, hai thứ này đều là là ý nghĩa của chữ Bổn này.

Dị Sanh Tánh tức là dùng vọng tâm, Dị tức là chẳng giống nhau, chẳng giống Phật, Bồ Tát, dùng tâm chẳng giống; Phật, Bồ Tát dùng chân tâm, bạn dùng vọng tâm, bạn khác với Phật, Bồ Tát nên gọi là Dị Sanh Tánh. Ai là Dị Sanh Tánh? Thập pháp giới đều là Dị Sanh Tánh.

Ðừng nói lục đạo phàm phu, ngay cả Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật trong thập pháp giới, Tạng Giáo Phật và Thông Giáo Phật nói trong tông Thiên Thai đều là Dị Sanh Tánh…

Trích trong: Địa Tạng Bồ tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký. 

Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Tân Gia Ba -Tập 2.

HT. Tịnh Không