“Bảo tồn động vật hoang dã cũng chính là trực tiếp bảo vệ đồng loại của mình”

Với Trang, con người ăn diện thế nào không quan trọng, quan trọng là việc bạn sống thế nào, thái độ ra sao và đang làm những gì để khiến cuộc đời này tốt đẹp hơn. Nguyễn Thị Thu Trang cũng chính là nhân vật mới nhất tiếp nối “Hành trình truyền cảm hứng WeChoice Awards 2018”.

“Thiên nhiên lặng thầm mà tràn đầy tình yêu thương và khát vọng. Tất cả đều biết nói nếu biết lắng nghe bằng trái tim. Vì vậy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta hãy để tâm lắng nghe thiên nhiên thêm một chút, để thêm trân trọng những gì mà thiên nhiên đã trao tặng đến mỗi người chúng ta” là những lời đầu tiên trong cuốn sách “Trở về nơi hoang dã” của Trang Nguyễn (Nguyễn Thị Thu Trang) – nhà sáng lập và giám đốc điều hành WildAct – tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã và môi trường tại Việt Nam từ năm 2013.

Trang Nguyễn còn được biết đến với cái tên 'Cô gái tê giác' nhờ những việc ý nghĩa mà cô từng làm để bảo tồn giống loài này.

Trang Nguyễn còn được biết đến với cái tên “Cô gái tê giác” nhờ những việc ý nghĩa mà cô từng làm để bảo tồn giống loài này.

Ngay từ nhỏ, Trang Nguyễn đã thấy nạn buôn bán và tiêu thụ sản phẩm từ động vật hoang dã xảy ra ở khắp nơi. Nhiều năm trước, ngay cả khi ra đường, hay đi chợ đã có thể bắt gặp những người bán khỉ, rồi mật gấu, cao hổ và thậm chí hàng xóm sống cạnh nhà Trang trước đây cũng đã từng nuôi gấu. Chứng kiến những cảnh tượng đó khiến Trang quyết tâm mình phải làm một việc gì đó để giúp đỡ và bảo vệ những loài động vật hoang dã này. Đó là khi Trang đang học lớp 4.

Trang Nguyễn đã dành toàn bộ thời gian của mình cho công tác bảo vệ động vật hoang dã.

Trang Nguyễn đã dành toàn bộ thời gian của mình cho công tác bảo vệ động vật hoang dã.

Cô bạn đã đi tổng cộng 14 nước để làm nghiên cứu và đi dự hội thảo khoa học.

Cô bạn đã đi tổng cộng 14 nước để làm nghiên cứu và đi dự hội thảo khoa học.

Thế rồi, Trang quyết tâm biến tất cả những ý tưởng của mình thành hiện thực, những hành động phải được thực hiện chứ không chỉ nảy sinh và cất giữ trong đầu nữa. Trong một bài phỏng vấn, Trang nói: “Tất cả những trải nhiệm, dù lớn dù nhỏ trong suốt những năm tháng sống xa nhà và những ngày tháng đi thực địa trong rừng đã khiến tôi trở thành tôi của ngày hôm nay. Khi bạn sống đủ đầy ở thành phố, bạn sẽ không biết được cuộc sống thiếu thốn, không đèn điện, không Internet, không chăn màn là như thế nào”.

“Khi bạn tiếp xúc với những người dân nghèo, sống phụ thuộc hoàn toàn vào tài nguyên rừng, bạn sẽ hiểu làm công tác bảo tồn động vật hoang dã không đơn giản là đi bảo vệ một hay vài loài động vật nào đó, mà nó còn trực tiếp bảo vệ chính đồng loại của mình nữa”.

'Con người ăn diện thế nào không quan trọng, quan trọng là việc bạn sống thế nào, thái độ ra sao và đang làm những gì để khiến cuộc đời này tốt đẹp hơn'.

“Con người ăn diện thế nào không quan trọng, quan trọng là việc bạn sống thế nào, thái độ ra sao và đang làm những gì để khiến cuộc đời này tốt đẹp hơn”.

Empty

Sau những lần đi thực địa và trở về Việt Nam, mọi người hay cười Trang vì cô bạn không ăn diện, không sử dụng iPhone, iPad. Câu nói Trang thường xuyên phải nghe là “Sống ở Anh mà sao lại thế”. Nhưng thực ra với Trang, con người ăn diện thế nào không quan trọng, quan trọng là việc bạn sống thế nào, thái độ ra sao và đang làm những gì để khiến cuộc đời này tốt đẹp hơn.

Đó chính là lý do vì sao Trang không sợ khó, không sợ khổ, thường xuyên sống và làm việc trong rừng, có mặt tại các điểm nóng về săn bắn động vật hoang dã trái phép tại châu Phi.

Những hình ảnh Trang và cộng sự chụp được khi đến một điểm nóng về nạn săn bắn động vật hoang dã ở Châu Phi.

Những hình ảnh Trang và cộng sự chụp được khi đến một điểm nóng về nạn săn bắn động vật hoang dã ở Châu Phi.

Năm 2016, Trang dẫn đầu đoàn tại dự án nghiên cứu và bảo tồn voi Campuchia, một trong những điểm nóng của nạn săn bắn voi lấy ngà trái phép. Đầu tháng 11/2017, Trang có mặt trong Top 5 cho mục cống hiến xã hội của giải thưởng “The Women of Future” khu vực Đông Nam Á của The Women of The Future Programme (Anh).

Ở tuổi 23, Trang đã nhận được học bổng toàn phần của ĐH Cambridge, ngành bảo tồn động vật hoang dã. Hai tháng sau Trang phát hiện mình bị ung thư và phải phẫu thuật.

Trang trong một lần đi thực địa.

Trang trong một lần đi thực địa.

Không để bệnh tật đánh gục mình, sau thời gian điều trị, Trang tiếp tục hoàn thành luận án tiến sĩ. Tháng 4/2018, Trang ra mắt cuốn sách kể lại hành trình bảo tồn động vật hoang dã có tên “Trở về nơi hoang dã”.

Trang cũng lọt vào danh sách “30 Under 30” 2018 do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn. Trên Facebook, Trang thu hút gần 10.000 người theo dõi với loạt bài viết “100 điều nhỏ nhặt tớ làm cho Trái Đất”.

Cô bạn và nhà thám hiểm Kingsley Holgate (thành viên tổ chức Hoàng Gia Địa Lý - Lãnh đạo tổ chức bảo tồn tê giác 'Rhino Elder').

Cô bạn và nhà thám hiểm Kingsley Holgate (thành viên tổ chức Hoàng Gia Địa Lý – Lãnh đạo tổ chức bảo tồn tê giác “Rhino Elder”).

Trang chụp ảnh cùng một đội kiểm lâm.

Trang chụp ảnh cùng một đội kiểm lâm.

'Vì những chuyến đi mà mình được trải nghiệm nhiều hơn, gặp nhiều người hơn, và mình biết trân trọng những gì mình đang có hơn'.

“Vì những chuyến đi mà mình được trải nghiệm nhiều hơn, gặp nhiều người hơn, và mình biết trân trọng những gì mình đang có hơn”.

Nguồn: https://kenh14.vn/

Ngọc Vũ