Áo giáp của lương thiện
Nhưng xã hội ngày nay nếu không khéo linh hoạt, rất dễ trở thành đối tượng bị lợi dụng. Gặp người đang nghèo khổ đói rét, bạn mời một bửa cơm là đã giúp họ giải quyết vấn đề lớn lao, chắc chắn sẽ được cảm ơn rối rít. Nhưng nếu vì vậy mà lo cơm mỗi ngày, họ sẽ quen và xem như thường lệ.
Thời gian lâu dần, quen nhận rồi sẽ cảm thấy một bửa ăn là quá ít, hai bửa không đủ, ba bửa vẫn chưa thỏa mãn lòng dạ kẻ tham lam,…Dù bạn có tận lực hết lòng cũng như đem muối bỏ biển, chẳng thấm vào đâu.
Nên biết: Trên thế giới này, nếu bạn tốt đến độ không giữ lại chút gì cho mình, sẽ khiến đối phương được nước lấn tới, không biết kiêng nể. Lòng dạ yếu đuối dễ bị kẻ khác nhào nặn đòi hỏi, khoan dung quá đà sẽ bị đánh đồng không biết nhìn người, gặp ai cũng giúp.
“Sự lương thiện không cần qua sát hạch”
Nhiều khi dung túng cho thói xấu, làm cho thiện ý giúp đỡ ban đầu kết thành hậu quả không đẹp. “Bạn tốt như vậy, nhất định phải giúp tôi”, “bạn tốt như vậy, chắc chắn không thể cự tuyệt tôi!”, “Bạn tốt như vậy, sao có thể thấy cần mà không cứu?”…
Cho nên nếu được, hãy là một người lương thiện sắc sảo và có lập trường, biết sử dụng trí tuệ trừng phạt điều xấu, biểu dương việc tốt. Hiền lành dễ thương với những người xứng đáng, cương nghị sắc bén với những điều tiêu cực. Luôn nhắc bản thân nuôi dưỡng một trái tim lương thiện, nhưng tùy người tuỳ việc mà thể hiện các mức độ khác nhau.
Vì nếu mình không có nguyên tắc, người ta sẽ đánh mất giới hạn. Khi việc tốt mà không có nguyên tắc, giúp đỡ lâu ngày sẽ trở thành gánh nặng. Một trái tim lương thiện có tầm nhìn sắc sảo mới là điều đáng quý.
Nếu chỉ có lương thiện mà không biết bảo vệ mình và những người xung quanh, rất khó đi xa trong thế giới gập gềnh nhiều khúc khủy này. Vì vậy áo giáp bảo vệ người lương thiện chính là trí tuệ và nguyên tắc, có hai thứ này mới có sức mạnh tiến xa trên con đường thiện nguyện.
Cầu chúc mỗi chúng ta đều có đủ hai thứ này, để trần gian không có ai vì lương thiện mà đánh mất niềm tin vào con người, vào cuộc đời và cuộc sống.