Ăn chay và…ngày một bữa

Người ta đã nói nhiều, quá nhiều về ăn chay rồi, tôi không muốn nói lại. Nhưng tại sao phải ngày một bữa. Xin thưa, chính “ngày một bữa” lại là chất xúc tác tăng giá trị “ăn chay” lên hàng chục lần.

Ăn chay ngày một bữa, đó là một pháp tu, pháp chữa bệnh mà không có bất cứ loại thuốc Đông Tây y nào có thể so sánh. Tôi tách ra làm hai vế vì hiệu dụng của ăn chay là rõ ràng không bàn cãi.

Để lý giải rõ ràng và chi tiết , ôi lại phải nhắc lại thêm lần nữa những điều mà mình đã trình bày đến hàng chục lần. Đó là con đường của thực chứng, chiêm nghiệm từ bản thân mình qua chặng đường tu tập chữa bệnh và giác ngộ. Đó là hai mệnh đề thực sự đã chịu tách đôi từ sự tiếp nhận hời hợt, cạn cợt, nóng vội…thậm chí háo thắng, chấp trước của cả hai phái (chữa bệnh và giác ngộ ).

“Giác ngộ” được sử dụng như một phạm trù, một biểu tượng con đường tối thắng của đạo chứ không là một quả vị một giai đoạn (trong tam vô lậu học Giới – Định – Tuệ), ngược lại chữa bệnh cũng vậy xem chữa trị bệnh tật, chữa trị những ưu tư, phiền não, hiềm hận thì là đạo chứ còn gì. Nói nghe gần đúng nhưng làm sai đó cũng là vấn đề. Vì thực tế cả hai đang tách ra làm đôi.

Trong kinh 10 điều lành, thì mọi người có thể vi phạm ít hay nhiều. Riêng điều thứ 9 (ăn chay ngày một bữa) hầu như là tất cả đều vi phạm. Đây chính là câu trả lời vì sao tu hoài, tu mãi mấy chục năm mà vẫn bệnh tật, đau yếu, vẫn đi bệnh viện.

1. Giới thứ nhất cấm sát sanh = Thánh đức hiếu sinh

2. Giới thứ hai cấm không trộm cắp = Thánh đức buông xả

3. Giới thứ ba cấm không dâm dục = Thánh đức thanh tịnh

4. Giới thứ tư cấm không nói dối = Thánh đức chân thật

5. Giới thứ năm cấm không uống rượu = Thánh đức minh mẫn

6. Giới thứ sáu cấm không trang điểm = Thánh đức tự nhiên

7. Giới thứ bảy cấm không ca hát và nghe ca hát = Thánh đức trầm lặng độc cư

8. Giới thứ tám cấm không nằm giường cao rộng lớn = Thánh đức thiểu dục tri túc

9. Giới thứ chín cấm không ăn uống phi thời = Thánh đức ly dục

10. Giới thứ mười cấm không cất giữ tiền bạc = Thánh đức ly tham.

“…Tôn giả Tu Bồ Ðề nhớ lại lời dạy của Ðức Phật trong kinh Mười điều lành: “Người nào muốn thoát khỏi thân bệnh, không bị tai nạn, và cầu mong cho gia đình được đầm ấm, yên vui, con cái hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, sống trong tình nghĩa yêu thương mặn nồng, tràn đầy hạnh phúc thì hãy sống trong mười điều lành…”. 

Sống thiện, làm lành, lánh dữ cứ như lời răn nhắc đạo đức thông thường nên ít ai chiêm nghiệm sự chuẩn xác, tính khoa học “như trong kinh”. Từ những bệnh tật thuộc vào loại “đa khoa” ở cuối thời kỳ đương nhiệm. Tôi là bệnh nhân ngoại trú, uống thuốc bảo hiểm mỗi ngày như ăn cơm. Hết chạy Đông y, lại sangTây y. Viêm đa xoang, thoát vị đĩa đệm, thần kinh toạ, đau nhức vai gáy, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, và đứng đầu tứ chứng phong hàn, đó là hen phế quản. Tôi thường trực thủ ống Ventolin trong túi lúc cần là xịt. Tây y chẳng ai hứa hẹn gì nhưng Đông y thì bảo tôi “Hen không phải bệnh nan y, yên tâm”, 10 năm cuối thời kỳ “đương chức” của tôi như thế. Khi nhận ra thuốc không phải cách trị bệnh, tôi tìm đến với Thiền chữa bệnh – Trường Sinh Học (TSH). Hiệu quả, đó là nhận định đầu tiên của tôi ngay trong tuần lễ đầu nhập môn. Nếu như các phái thiền khác: yoga, thiền buông thư, thiền chỉ, thiền quán…gì gì đấy đều không coi trọng thời lượng 5’ 10’ 15’ nhng TSH ngay tuần lễ đầu phải ngồi cho được 1 giờ. Tôi đã viết về hiệu năng của tư thế giết già và cũng chẳng mong đợi, sự trao đổi, tranh luận của độc giả làm gì. Nhưng nếu cần thiết thì cũng không né tránh sự trao đổi để đem lại hiểu biết cần thiết cho mọi người.

Có hiệu quả thực sự ở TSH, tôi đã trở thành một thành viên nồng cốt của tổ chức thiện nguyện này. Tôi là phó văn phòng, thành viên Ban Tư Vấn Câu lạc bộ K (ung thư) và Tiểu Đường. Không phải ngẫu nhiên mà tôi được ưu ái gì mà chỉ vì cảm nhận sự khiếm khuyết của TSH, tôi tra cứu thật nhiều các phương  pháp, y học, y thuật để bổ sung. Trong đó, Khí Công Y Đạo (KCYD) là chủ lực. Và những ứng dụng của tôi vào chính mình với Động công và Tĩnh Công cũng như hàng loạt bài thuốc, phương pháp thể dục (động công) cho các bệnh nhân mới nhập môn cũng như các đồng môn khác. Một trong những kinh nghiệm thực tế tôi trình bày trong “Đổ gục ở trường Lực”.

Do vậy mà tôi được đề cử làm tư vấn. Tác dụng của sự ham học hỏi là tôi bắt đầu bị cái “tinh thần bảo vệ pháp môn” chú ý, cảnh giác về cái sự pha trộn, sự xói mòn lòng tin TSH lòng tin vào Thiền. Sau năm năm cộng tác, tôi ra đi để không khiến mọi người “cảnh giác”.

Thực sự tôi không vì tự ái với những chỉ trích, những công kích trong đồng môn mà thực sự thấy rằng Thiền không phải là tất cả. Bản thân tôi, tuy đã vứt bỏ ống Ventolin nhưng vẫn nhận ra cảm giác những lúc trời trở lạnh lúc cuối mùa hơi thở chưa thật thông. (các bệnh khác thì không còn). Từ lâu, tôi bám vào KCYD với những lý thuyết đầy tính khoa học bởi lẽ, người sáng lập một thời là giảng viên khoa Đông y Đại Học Y Dược TP. HCM.

01

Chỉ số HA là một phát kiến đậm tính khoa học mà căn cứ vào đấy, Thầy Đỗ Đức Ngọc (sáng lập KCYD) chỉ rõ bệnh trạng khi bạn gửi chỉ số (hai tay, trước và sau bữa ăn) ông sẽ chẩn đoán và cho liệu trình điều trị. Lấy chỉ số Ha làm chuẩn, ông gọi đó là biểu đồ sinh lực của mỗi người. Tôi thuộc tuổi lão niên, áp dụng, điều chỉnh cho vào khung chuẩn mất hơn 2 năm. Chỉ số của tôi thường trên hoặc bằng 140-Khí( chuẩn 130-140) luôn ở khoảng dưới 75-Huyết (chuẩn 80-90) và thật tệ cs sau cùng lại thất thường, đây là chỉ số chỉ hàn nhiệt, có nghĩa tôi thuộc hàng ba sôi hai lạnh. “Khí thực, huyết hư, nhiệt”, quyết tâm rèn luyên, nâng cao thể trạng để chủ yếu giúp người, giúp đời như bầu nhiệt huyết của môn sinh TSH, tôi không nề hà chấp nhặt chuyện ăn uống.

Khi trong TSH tôi ăn chay, khi từ bỏ về nhà, mỗi sáng tôi làm tô phở hoặc bún bò huế (tạo máu, tăng cs thứ hai) theo lời khuyên của thầy Ngọc. Trong tôi, từ lâu việc ăn uống không còn là sinh thú, là nghệ thuật ẩm thực mà mục đích vẫn là điều phối thể trạng. Sau hai năm tôi không thay đổi được tình trạng can vị bất hoà bộ máy tiêu hoá tuỳ tiện, bất trị. Rối loạn tiêu hoá là chuyện thường xuyên.

Có lẽ khi đủ duyên thì quả lại đến, tôi chuyển qua chay tịnh, ngày một bữa một cách dứt khoát dù đầy thử thách. Thử thách chính mình, sự thèm ăn, sự cồn cào mỗi tối. Thử thách từ xung quanh, từ người thân. Mấy đứa em cứ gặp nhau lại rớt nước mắt. “Anh muốn thành Phật à. Phật ở trong tâm. Lo giữ cái thân đi anh. Thấy anh ốm mà tụi em xót”, “Chiều không ăn thì anh uống sữa, uống ngũ cốc…”. Trong nhà tôi lại trở thành tiệm tạp hoá nho nhỏ, đủ loại bánh ngọt, sữa chua, ngũ cốc. “Tôi tự nhủ ác pháp luôn chầu chực để đánh gục bạn mà muốn tăng đề kháng là chấp nhận đánh đổi. Bạn sẽ trở thành người lập dị.”. Tôi thấm thía với bài “Tu là đụng chạm” của thầy Thích Thái Hoà.

Thực sự, khi ấy tôi còn chưa đọc đến Kinh 10 điều lành mà như đã nói tôi mới chỉ chiêm nghiệm rõ ràng hướng đi sau câu hỏi của một học viên “Học thiền để chữa bệnh hay giác ngộ chú”.

Cảm nhận 2 hướng đi giác ngộ chỉ là khái niệm mà chữa bệnh thì cầu may trong khi mọi người cứ xem đời sống là vô thường, bệnh tật là điều tự nhiên, thậm chí nghĩ đến thân thể đừng cầu không bệnh tật vì không bệnh tật thì dục vọng dễ sanh. Đây là gì nếu không phải là ác pháp trong Đạo Phật.

Từ một người quyết tâm thay đổi số phận (gia đình có người cha ung thư gan, 2 người anh thứ tư, thứ năm đều lần lượt ung thư phổi, tôi thứ sáu), tôi trang bị máy đo Ha, đo đường, bắn nhiệt độ, máy khí dung, giác hút…Vừa không coi trọng việc thọ dụng thực phẩm, chay hay mặn. Cứ thịt đỏ liên tục mà chỉ số Ha không xoay chuyển. Đùng một cái, tôi bỏ tất cả: Ăn chay ngày một bữa và không còn bận tâm gì ngoài việc tích cực đã thông khí huyết. Gia đình, các em tôi và “tiệm tạp hoá nho nhỏ” trở thành là ác pháp, là đối tượng để tôi chiến đấu.

Mùa dịch covid, mọi nơi phong toả, chọt mũi, tiêm ngừa, không ai đi lọt chốt trạm. Tôi cũng không ngoại lệ muốn qua chốt phải có giấy tiêm ngừa. Tiêm mũi hai, rồi đến mũi ba, cậu nhân viên y tế bảo “Chú lớn tuổi phải kiểm tra Ha” kiểm tra xong cậu ta bảo “Ha hơi cao”. Tôi hỏi “Bao nhiêu cháu”, “ 141/85”, “Chỉ số sau bao nhiêu”, “dạ 80” “Ôi chao!!!” Như vậy khỏi tiêm hả cháu. Tôi đứng lên. “Không, hơi cao nhưng tiêm được chú”.

Đối chiếu bảng Ha tiêu chuẩn của KCYD chỉ số thứ nhất tôi nhỉnh hơn 1 còn hai chỉ số sao lọt khung. 141/85/80 chỉ số mà tôi ước ao trong khi từ lâu, tôi chỉ  chay tịnh, ngày một bữa. Như vậy, lý thuyết về thịt đỏ tạo máu đổ nhào. Và tôi, từ chứng nghiệm thực tế khẳng định lời Đức Trưởng lão: Vấn đề không ở ăn đủ chất, sinh tố A,B,C,D mà là thọ dụng thực phẩm thanh tịnh.

Hơn thế, việc điều tiết bộ máy tiêu hoá theo chu kỳ 24 giờ một lần thì bộ máy tiêu hoá được phục hồi, điều tiết, tất cả chất dinh dưỡng có trong thực phẩm được chuyển hoá, khí hoá một cách hoàn hảo, bộ  máy tiêu hoá của tôi chẳng còn đỏng đảnh, chẳng còn khó dễ tôi. Còn nữa, một số chứng nghiệm khác trong điều thân, trong hành trì, tu tập “ Nhất tâm là định /Bốn niệm xứ là định tưởng /Bốn tinh cần là định tư cụ /Sự luỵên tập, sự tu tập, tái tu tập những pháp ấy là định vậy” mà nhất tâm trong nhầm lẫn của nhiều bậc thức giả, tu sĩ tôi đã chia xẻ với các bạn. Nhất tâm là sự hợp nhất con đường chữa bệnh và giác ngộ là hợp nhất thân với tâm, sự điều tiết thân định trên tâm, tâm định trên thân, là sự hành trì nhuần nhuyễn Tứ niệm xứ.

Kỳ Nam